The Economist: Nhậm Chính Phi nói gì về việc Việt Nam không sử dụng 5G của Huawei và thương chiến Mỹ - Trung?
Nhà sáng lập Tập đoàn Công nghệ Huawei đã có một cuộc phỏng vấn thú vị với phóng viên The Economist.
- 16-09-2019Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Triển lãm Viễn thông Thế giới 2020
- 16-09-2019Du lịch Hong Kong, Nhật Bản ảm đạm vì căng thẳng chính trị, Đà Nẵng vượt Bangkok và đảo Guam hưởng lợi lớn nhất từ khách Hàn
- 16-09-2019Những dự báo đáng sợ về già hóa trong tương lai khi trung bình mỗi gia đình không sinh 2 con
The Economist: Ông Nhậm, trước khi chúng tôi hỏi ông về Huawei, chúng tôi muốn hỏi ông, công nghệ đang thách thức toàn cầu hóa ra sao. Vấn đề này có thể được giải quyết? Quan điểm của ông về vấn đề này thế nào?
Nhậm Chính Phi: Tôi hoan nghênh các câu hỏi trực tiếp của bạn. Tôi cũng sẽ rất thẳng thắn trong câu trả lời của tôi.
Toàn cầu hóa kinh tế có thể mang lại lợi ích lớn cho toàn nhân loại. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phân bổ nguồn lực tối ưu và giảm chi phí dịch vụ, do đó thúc đẩy tiến bộ xã hội. Toàn cầu hóa kinh tế là một khái niệm đầu tiên được đưa ra bởi xã hội phương Tây. Nguyên tắc chỉ đạo của họ là cho phép phương Tây trao đổi công nghệ và thiết bị tiên tiến của họ đổi lấy nguyên liệu thô và lực lượng lao động cấp thấp của các nước đang phát triển, để thúc đẩy thương mại toàn cầu. Nhưng phương Tây không ngờ rằng các nước đang phát triển sẽ dần tăng chuỗi giá trị từ sản xuất cấp thấp đi lên.
Phương Tây đã từng rơi vào khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng trong những năm 1960 và 1970, do xung đột giữa lao động và tư bản. Trong nhiều thập kỷ tiếp theo, cho đến tận cuối thế kỷ trước, nền kinh tế của các nước phương Tây vẫn tăng trưởng lớn. Dù vậy, để duy trì một mô hình kinh tế như vậy đòi hỏi năng suất rất cao. Nếu không có sản lượng cao, sẽ rất khó để đảm bảo rằng bạn có đủ của cải để phân phối.
Một mặt, các nước đang phát triển tạo ra một thị trường tiêu thụ lớn cho hàng hóa của các nước phương Tây, và ngược lại nhiều sản phẩm từ các nước đang phát triển cũng xâm nhập vào các thị trường phát triển. Các cuộc đụng độ và mâu thuẫn nảy sinh là điều tất yếu.
Hãy để tôi lấy mối quan hệ châu Âu-Trung Quốc làm ví dụ để giải thích làm thế nào chúng ta có thể giải quyết vấn đề này. Trung Quốc đã cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) rằng chúng tôi sẽ mở cửa dịch vụ và sản xuất. Trong hai năm qua, việc mở cửa này đã được tăng tốc, mặc dù vẫn chậm hơn một chút so với lịch trình đã cam kết.
Châu Âu đã tích lũy hàng trăm năm kinh nghiệm trong ngành dịch vụ, và Trung Quốc thì có nhu cầu rất lớn. Theo nghĩa này, nếu việc xuất khẩu dịch vụ từ phương Tây vào Trung Quốc được cho phép, sẽ tạo điều kiện cho sự tiến bộ xã hội của Trung Quốc. Ngoài ra, tiền mà Trung Quốc kiếm được từ châu Âu thông qua xuất khẩu sản phẩm sẽ quay trở lại châu Âu thông qua xuất khẩu dịch vụ, tạo ra tình hình tài chính cân bằng hơn.
The Economist: Quốc gia mà ông chưa đề cập đến là Mỹ. Khi nhìn vào mối quan hệ Mỹ -Trung, ông có lo lắng rằng nó sẽ ảnh hưởng đến tương lai của toàn cầu hóa không?
Vâng, sẽ ảnh hưởng chứ. Mỹ là quốc gia hùng mạnh nhất thế giới. Họ đang duy trì trật tự toàn cầu với tư cách là Cảnh sát Thế giới (nguyên văn: World Policeman), và đổi lại họ có quyền phát hành USD. Nếu Mỹ tiếp tục cơ chế này và duy trì sự ổn định của USD, họ sẽ chẳng mất gì cả.
Tuy nhiên, Mỹ đã tự phá hủy cơ chế này. Mọi người không còn tin rằng Mỹ đang tìm cách duy trì trật tự trên thế giới, hoặc USD là đồng tiền dự trữ đáng tin cậy nhất. Khi niềm tin của thế giới vào Mỹ và đồng USD bắt đầu suy yếu, nó sẽ gây ra sự hỗn loạn lớn trong nước Mỹ.
The Economist: Trong năm 2019, các nhà ngoại giao Mỹ đã nỗ lực rất lớn để thuyết phục các đồng minh không sử dụng 5G của Huawei. Ông nghĩ thế nào về việc Việt Nam - dù không phải là đồng minh của Mỹ - cũng không sử dụng công nghệ Huawei?
Nhậm Chính Phi: Đó là chuyện hoàn toàn bình thường, khi khách hàng không mua hàng từ Huawei. Trên thực tế, nhiều khách hàng cũng từng không mua thiết bị của Huawei trong quá khứ. Quá trình lựa chọn chủ yếu dựa trên những cân nhắc của họ về vấn đề thương mại mà thôi.
Khi nói đến 5G, tôi nghĩ việc coi 5G như một mối họa là một sai lầm. Tình cờ, Huawei đã trở thành nhà cung cấp tốt về 5G trên thế giới.
Tôi sẽ cho bạn một ví dụ. Khoảng 1.000 năm trước, Trung Quốc thuộc triều đại nhà Đường và nhà Tống. Chúng tôi là quốc gia hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ. Sự thịnh vượng được miêu tả trong bức tranh nổi tiếng Thanh minh thượng hà đồ. Chúng tôi không hề nói quá sự thịnh vượng đó, nó là sự thật.
Vài trăm năm trước, người Anh đã phát minh ra máy hơi nước và tàu hỏa. Khi ấy, Trung Quốc vẫn chủ yếu dựa vào xe ngựa để vận chuyển. Ngựa chậm hơn tàu hỏa rất nhiều, khả năng chở hàng hóa cũng kém hơn tàu hơi nước.
Tất nhiên, triết lý và hệ thống xã hội của Anh cũng thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp. Anh trở thành một cường quốc công nghiệp và bán sản phẩm trên toàn thế giới. Ngày nay, khoảng hai phần ba dân số thế giới nói tiếng Anh. Bạn thấy đấy, tốc độ quyết định tiến bộ xã hội.
5G là một sản phẩm tuyệt vời mang lại tốc độ cao, băng thông cao và độ trễ thấp. 5G đại diện cho tốc độ trong xã hội thông tin này. Bất cứ ai đạt được tốc độ sẽ có thể tiến về phía trước một cách nhanh chóng. Ngược lại, các quốc gia từ bỏ việc theo đuổi tốc độ sẽ ngày càng trở nên trì trệ.
Người Anh rất thông minh, và các trường đại học Anh là một trong những trường tốt nhất trên thế giới. Nếu Vương quốc Anh muốn trở lại trong ngành công nghiệp, họ cần phải có được tốc độ cao trong xã hội thông tin.
Mạng cáp quang và công nghệ 5G sẽ kết nối siêu máy tính và siêu hệ thống lưu trữ để hỗ trợ AI. Nếu một AI có thể thay thế mười công nhân, thì Anh sẽ trở thành một cường quốc công nghiệp với lực lượng lao động tương đương với hàng trăm triệu người.
Tôi nói nó có thể tăng năng suất gấp mười lần như vậy chỉ là ước tính ngẫu nhiên. Sự thật là trong một số trường hợp hiếm hoi, với sự trợ giúp của AI, chúng tôi đã thấy rằng hiệu quả có thể tăng gấp 1.000 lần.
Alan Turing, cha đẻ của AI, là người Anh, cũng là nhà khoa học đã nhân bản cừu Dolly. Tôi thậm chí không thể tưởng tượng thế giới sẽ như thế nào khi các công nghệ di truyền và điện tử kết hợp với nhau. Tôi tin rằng nước Anh có tiềm năng lớn để hồi sinh. Tốc độ sẽ quyết định liệu nước Anh có thể thành công trở lại hay không.
The Economist: Tôi xin phép hỏi một số câu hỏi về Huawei trong vài tháng qua và những tác động của Mỹ đối với công ty. Câu hỏi đầu tiên là, ông có thể nói về tình hình tài chính của Huawei kể từ tháng 5 khi Mỹ thêm Huawei vào Danh sách thực thể (Entity List) không?
Việc bổ sung Huawei vào danh sách này có nghĩa là các công ty Mỹ không thể bán hoặc chuyển giao công nghệ cho Huawei mà không có giấy phép do Cục Công nghiệp và An ninh (BIS) cấp.
Nhậm Chính Phi: Doanh thu của chúng tôi trong năm nay đã tăng 19,7% tính đến cuối tháng 8, và lợi nhuận của chúng tôi tương đương với năm ngoái. Không tăng lợi nhuận ròng.
Tốc độ tăng trưởng của chúng tôi đã giảm từ khoảng 30% vào đầu năm, xuống còn 23% trong nửa đầu năm nay, và hiện giảm xuống còn 19,7%. Lý do chính là do việc chúng tôi tăng cường đầu tư. Chúng tôi đã tuyển thêm vài nghìn nhân viên trên toàn thế giới, chủ yếu là những tài năng, như các thần đồng, tiến sĩ.
Chúng tôi đã vá khá nhiều lỗ hổng từ hệ thống 5G đến các mạng lõi. Vào ngày 18/9, chúng tôi sẽ công bố cụm AI kết nối 1.024 chip Ascend. Đây sẽ là cụm máy tính AI nhanh nhất trên thế giới.
Hiện tại, Danh sách thực thể vẫn tác động đến hoạt động kinh doanh tiêu dùng của chúng tôi và sẽ mất một thời gian để khắc phục điều đó.
The Economist: Ông có thấy doanh thu giảm không?
Nhậm Chính Phi: Vâng, bởi vì chúng tôi tăng đầu tư, doanh thu của chúng tôi đã giảm.
The Economist: Mức giảm ở nước ngoài lớn như thế nào?
Nhậm Chính Phi: Khoảng 10%.
The Economist: Có bất kỳ vấn đề nào khi giao dịch với các ngân hàng phương Tây kể từ khi Danh sách thực thể được công bố không? Huawei có truyền thống làm việc với các ngân hàng như Citi Group, HSBC,...
Nhậm Chính Phi: Vâng, cũng đã có tác động. Nhưng ngay cả khi không hợp tác với các ngân hàng lớn hơn này, chúng tôi vẫn có thể xây dựng các kênh thanh toán tài chính với các ngân hàng nhỏ hơn. Giống như chip của chúng tôi, có các tùy chọn sao lưu, thì kế hoạch tài chính của chúng tôi cũng vậy.
The Economist: Cuối tháng này, hình như Huawei ra mắt Mate 30. Nó có Android và Google trên đó không?
Nhậm Chính Phi: Dòng Mate 30 sẽ không được cài đặt sẵn hệ sinh thái Google Mobile Services (GMS).
The Economist
- Con số bất ngờ lý giải tại sao Trung Quốc lại muốn thỏa thuận thương mại
- Lộ trình đánh thuế của ông Trump đã đi từ kế hoạch bài bản đến mớ bòng bong hỗn loạn như thế nào?
- Điêu đứng vì thương chiến, nông dân Mỹ phá sản nhiều kỷ lục
- Ông trùm đầu cơ Mỹ cảnh báo sau chiến tranh thương mại, chiến tranh công nghệ sẽ là chiến tranh vốn
- Ông Trump dọa tăng thuế đánh vào hàng hóa Trung Quốc nếu không đạt được thỏa thuận thương mại