Thêm cơ hội xuất khẩu sầu riêng vào Trung Quốc
Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã phê duyệt thêm 47 mã số vùng trồng và 18 cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam đạt yêu cầu xuất khẩu vào thị trường này.
- 02-06-2023Tăng cường cấp mã số cho trái sầu riêng để xuất khẩu
- 30-05-2023Sầu riêng vào vụ đổ về cửa khẩu, Lạng Sơn cảnh báo
- 30-05-2023Thái Lan: 'Xuất khẩu sầu riêng Thái Lan sang Trung Quốc đang bị đe dọa bởi Việt Nam, Philippines'
- 29-05-2023Hàng trăm xe sầu riêng dồn lên cửa khẩu, Lạng Sơn tìm cách chống ùn tắc
Đây là những mã số vùng trồng, cơ sở sầu riêng đã khắc phục hồ sơ không đạt ở lần kiểm tra trực tuyến tháng 1 tại Việt Nam.
Như vậy đến nay, Việt Nam đã có 293 vùng trồng và 115 cơ sở đóng gói đã được phía Trung Quốc cấp mã số xuất khẩu chính thức sang thị trường này.
Hiện tại, Cục Bảo vệ thực vật đang làm việc với Tổng cục Hải quan Trung Quốc để thống nhất lịch kiểm tra trực tuyến đợt tiếp theo cho khoảng 400 vùng trồng và 60 cơ sở đóng gói sầu riêng.
Sau khi thống nhất được lịch trình và nội dung kiểm tra, Cục sẽ thông báo cho các địa phương để chủ động chuẩn bị, phối hợp với Cục và Tổng cục Hải quan Trung Quốc triển khai theo kế hoạch.
Liên kết nông dân và doanh nghiệp để cấp mã vùng trồng
Như vậy, sau gần 1 năm cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói, số lượng hợp tác xã (HTX) và doanh nghiệp đạt yêu cầu để xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang thị trường Trung Quốc còn quá ít so với diện tích nông dân đang trồng.
Trong khi đó, sầu riêng lại đang chuẩn bị vào chính vụ. Giá bán sầu riêng đã giảm xuống chỉ bằng 1/3 so với đầu năm. Yêu cầu cấp thiết lúc này là tìm giải pháp để đẩy nhanh cấp mã số vùng trồng giúp xuất khẩu sầu riêng vào Trung Quốc đang được các địa phương thực hiện.
Từ 50 ha sầu riêng năm 2017, đến nay diện tích sầu riêng tại huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai đã lên hơn 2.000 ha. Trong khi đó, cả huyện mới có 3 mã số được công nhận để xuất khẩu sang Trung Quốc. Liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân để đẩy nhanh cấp mã vùng trồng là một trong các giải pháp huyện Định Quán thực hiện.
Người dân thu hoạch sầu siêng. (Ảnh: TTXVN)
"Tổ chức hội nghị liên kết giữa người dân và doanh nghiệp, trong đó công tác quản lý nhà nước sẽ làm trung gian, làm cầu nối kết nối người dân với doanh nghiệp, làm sao để nông dân thu lợi được cao nhất và doanh nghiệp cũng có lợi nhuận", ông Ngô Tấn Tài, Phó Chủ tịch UBND huyện Định Quán, Đồng Nai, cho biết.
Liên kết giữa nông và doanh nghiệp đang kỳ vọng giúp quá trình cấp mã vùng trồng được hiệu quả. Bởi theo mô hình liên kết, nông dân chỉ tập trung sản xuất, còn doanh nghiệp sẽ cam kết bao tiêu, đứng tên đơn vị cấp mã vùng trồng và đóng gói.
Bắt đầu từ tháng 4/2023, dựa trên các tiêu chí Trung Quốc đưa ra, các địa phương sẽ chủ động các phương án để đẩy nhanh cấp mã số vùng trồng. Việc nông dân và doanh nghiệp liên kết để cấp mã vùng trồng, mã đóng gói vừa giúp nông sản có được đầu ra ổn định, bền vững, vừa giúp nâng cao giá trị nông sản, tránh tình trạng mất giá.
Giải pháp liên kết cấp mã vùng trồng hiệu quả
Phía Trung Quốc cũng sẽ liên tục giám sát và thu hồi mã vùng trồng nếu không đảm bảo. Vậy làm thế nào để mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong cấp mã vùng trồng đảm bảo bền chặt, giúp nông sản phát triển bền vững? Sau đây là kinh nghiệm của các đơn vị đã và đang thực hiện.
"Doanh nghiệp cũng nhờ hỗ trợ của chính quyền địa phương, những tổ chuyên môn của địa phương hỗ trợ cho nông dân về tập huấn canh tác và cán bộ kỹ thuật của công ty cũng hướng dẫn cho nông dân để làm như thế nào, những cái sản phẩm nào lấy để xuất khẩu được, sản phẩm nào là không để nông dân cải thiện vùng trồng của mình, chất lượng sản phẩm của mình tốt hơn", bà Lê Thanh Thùy, Trưởng phòng Quản lý chất lượng, Công ty TNHH XNK Trái cây Chánh Thu, cho hay.
"Trước đây, người nông dân đa phần làm tự phát và quy trình sản xuất theo hướng cá nhân. Chính vì vậy, chúng tôi sẽ vào cuộc để cùng phối hợp, hướng dẫn về quy trình sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm sầu riêng tốt nhất", ông Vũ Mạnh Dương, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Định Quán, Đồng Nai, cho biết.
"Những thông tin, diễn biến phức tạp của thị trường thì bà con tiếp cận nhiều. Chúng tôi khuyến cáo khi sản xuất phải gắn với thị trường, tránh tạo sốt nóng như một số nơi thời gian qua", ông Huỳnh Quang Đức, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, thông tin.
"Các ngành chức năng của tỉnh, các công ty đã về địa phương làm mã vùng trồng để có xuất xứ xuất khẩu, thì hầu hết những vườn sầu riêng đã được cấp mã số vùng trồng", ông Trịnh Công Long, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, Bình Phước, cho hay.
VTV
Sự kiện: Made in Vietnam
Xem tất cả >>- Thế giới đang cạn kiệt loại hạt đặc biệt này: Giá tăng gấp 2 nhu cầu vẫn không giảm, Việt Nam lại đang trồng ngày càng nhiều, hương vị top đầu thế giới
- Việt Nam vừa ghi nhận một kỷ lục lịch sử, Mỹ và Trung Quốc đóng góp nhiều nhất
- "Mỏ vàng" của Việt Nam tiếp tục "mang tiền về cho mẹ", có cơ hội thu về 16 tỷ USD trong năm nay
- Lộ diện ‘khách sộp’ chi hơn 4 tỷ USD nhập khẩu rau quả Việt Nam
- Một mỏ vàng của Việt Nam đang được Mỹ, Trung Quốc, Campuchia liên tục săn đón: Nước ta có sản lượng hơn 20 triệu tấn, các đại bàng liên tục rót vốn đến đầu tư