MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thị trường hạ nhiệt cuối phiên, HNX-Index giảm sau 7 phiên tăng liên tiếp

MBB thỏa thuận gần 11 triệu cổ phiếu trong khi MSN thỏa thuận hơn 2 triệu cổ phiếu.ACB thỏa thuận 1,4 triệu cổ phiếu giá sàn.

Đóng cửa phiên giao dịch, VN-Index tăng 1,96 điểm lên 518,94 điểm trong khi HNX-Index giảm 0,4 điểm xuống 70,76 điểm sau 7 phiên tăng liên tiếp.

Thị trường hôm nay bị bán mạnh khi VN-Index chạm ngưỡng 520 điểm trong phiên, KLGD hôm nay đạt hơn 104 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch hơn 1.600 tỷ đồng trong đó giao dịch thỏa thuận 14,47 triệu cổ phiếu, giá trị thỏa thuận 367 tỷ đồng. Cổ phiếu MBB hôm nay thỏa thuận hơn 10,9 triệu cổ phiếu, giá trị 141 tỷ đồng, MSN thỏa thuận 2,25 triệu cổ phiếu, giá trị 191 tỷ đồng.

Thị trường phân hóa mạnh mẽ tuy nhiên xu hướng chung là bán ra vào cuối tuần. Khá nhiều bluechips hạ nhiệt so với đầu phiên, MSN chỉ còn tăng 1.000 đồng, VNM tăng 2.000 đồng, GAS tăng 1.500 đồng, VIC tăng 500 đồng, FPT, BVH tăng 300 đồng…Một số mã giảm giá có DPM, DRC, EIB, HSG, HPG, HCM giảm từ 100-500 đồng, VCB giảm 500 đồng…

Một số cổ phiếu tăng giá mạnh đáng chú ý có VSC tăng 1.000 đồng/cp, DMC tăng 3.000 đồng/cp,

REE hôm nay bị bán rất mạnh, giảm 500 đồng/cp, PVD giảm 1.000 đồng, PPC giảm 600 đồng, PVT giảm 300 đồng.

Bên sàn Hà Nội, nhiều cổ phiếu giảm giá mạnh trong đó các cổ phiếu chứng khoán đều điều chỉnh giảm, VND, VIG, APS, BVS, KLS, CTS giảm đồng loạt, SD9 tăng 400 đồng,  GGG dư mua trần hơn 1,3 triệu cổ phiếu.







~~~~

Sáng nay dòng tiền đổ mạnh vào nhóm bluechips khiến VN-Index tăng hơn 6 điểm lên 523 điểm. GAS tăng 3.000 đồng, VNM tăng 2.000 đồng, MSN tăng 1.500 đồng, VSC, CSM, VIC tăng 500 đồng, REE tăng 200 đồng. Các công ty bắt đầu công bố KQKD quý 4 khả quan khiến dòng tiền lại đổ mạnh vào nhóm này.

Tại nhóm penny và midcap, TCM tăng 900 đồng lên 25.000 đồng/cp, trong 1 tuần trở lại đây TCM tăng rất mạnh từ mức quanh 20.000 đồng/cp lên 25.000 đồng/cp (tăng 20%).

Tại sàn Hà Nội, nhóm cổ phiếu chứng khoán điều chỉnh nhẹ, lực chặn mua giá đỏ khá nhiều nên các cổ phiếu này chỉ giảm 100-200 đồng, SD9 tăng 700 đồng, GGG dư mua trần hơn 1,3 triệu cổ phiếu.



~~~
Tính từ phiên giao dịch 20/12/2013, khối ngoại đã mua ròng hơn 22,2 triệu cổ phiếu (1.500 tỷ đồng) trên sàn HoSE. Trong đó nếu tính từ đầu năm 2014 đến nay (6 phiên) khối ngoại mua ròng 257 tỷ đồng trên sàn HoSE và 35,44 tỷ đồng trên sàn Hà Nội. Hôm qua, khối ngoại mua vào hơn 1 triệu cổ phiếu VNS của Vinasun.

VN-Index đã tăng 5 phiên liên tiếp, sáng nay chỉ số này tăng nhẹ 1.35 điểm đầu phiên sau đó tăng hơn 3 điểm lên 520 điểm. Khá nhiều bluechips trong VN30 tăng giá mạnh như HPG tăng 800 đồng (SSI đánh giá HPG vượt trội do KQKD khả quan), FPT tăng 800 đồng, CSM tăng 500 đồng, PVD, GMD, VIC tăng 500 đồng, DPM, BVH, tăng giá mạnh, PET tăng 700 đồng...

Hai cổ phiếu VCB và SSI giảm 200 đồng.

Trong khi sàn Hose tăng điểm nhờ nhóm bluechips bứt phá thì bên sàn Hà Nội, thị trường có dấu hiệu chốt lời tại nhóm cổ phiếu chứng khoán. VND, WSS, KLS, APS giảm nhẹ 100-200 đồng, VIG, PSI, IVS, SHS đứng giá nhưng chỉ còn dư mua giá đỏ, GGG sau vụ kiện với SHS có khả năng thu về 25 tỷ đồng hiện có dư mua trần hơn 1,3 triệu cổ phiếu, SDA tăng 600 đồng...

Theo VCBS, thông tin về KQKD Q4.2013 nói riêng và cả năm 2013 nói chung đang được công bố dần tiếp tục là cảm hứng chính cho đà tăng của thị trường trong các phiên gần đây. Trong bối cảnh nền kinh tế đang từ từ vượt qua các “cửa ải” khó khăn, hồi phục dần và được kỳ vọng tăng trưởng sẽ tiếp tục được cải thiện trong năm 2014, việc các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu ngành, làm ăn kinh doanh có lãi tốt và đưa ra những kế hoạch khả quan hơn trong năm tới là hoàn toàn dễ hiểu.

Đây chính là nền tảng tốt cho thị trường chứng khoán đi lên trong trung và dài hạn, đồng thời cũng là điều kiện để cải thiện và tăng chất lượng hàng hóa cho thị trường tài chính này. Trên cơ sở đó, nhà đầu tư hoàn toàn có thể yên tâm để tích lũy mua vào các cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt, tiềm năng và tầm nhìn dài hạn tích cực.

Phương Mai

phuongmai

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên