TÔI ĐẦU TƯ: 7 bài học đầu tư NHẤT THIẾT phải rút ra (Phần 1+2+3)
Chuyện của tôi, chuyện anh N. và hàng ngàn câu chuyện tôi chứng kiến thời buổi chứng khoán Việt còn non trẻ đã cho tôi 7 bài học NHẤT THIẾT phải rút ra và tôi sẽ không bao giờ quên trong quãng đời đầu tư của mình.
Tiếp theo Bài dự thi: “Tôi đã biến 15 triệu đồng thành 2,5 triệu USD như thế nào?” (chương 1), tác giả Võ Văn Trường tiếp tục chia sẻ cho độc giả CafeF cuộc đời đầu tư của mình. Chúng tôi đăng tải chương 2 "7 bài học đầu tư NHẤT THIẾT phải rút ra"
Tuyến bài dự thi TÔI ĐẦU TƯ sẽ được chúng tôi đăng tải định kỳ vào 8h sáng thứ 2, 4, 6 hàng tuần. Mời quý độc giả đón đọc và đừng quên gửi bài dự thi cho chúng tôi!
Phần 3: 7 bài học đầu tư NHẤT THIẾT phải rút ra
Chuyện của tôi, chuyện anh N. và hàng ngàn câu chuyện tôi chứng kiến thời buổi chứng khoán Việt còn non trẻ đã cho tôi 7 bài học NHẤT THIẾT phải rút ra và tôi sẽ không bao giờ quên trong quãng đời đầu tư của mình:
1. Công ty mục tiêu phải đủ dữ liệu để bạn quản trị rủi ro, đánh giá sàng lọc. OTC thì khá nhiều không đáp ứng được điều đó.
2. Yếu tố tăng trưởng một lần nữa là ngựa chạy đường dài cuối cùng cũng về đích: Giả sử những khoản đầu tư đó vào VNM, REE, SSI, BMP, DHG...mà không dùng margin thì cho dù gì đi nữa thì nó vẫn sinh sôi nảy nở cho đến hôm nay. Cái mất mát chỉ mà ngắn hạn và sức ép margin phải giải chấp.
3. Đầu tư bắt buộc phải dựa vào thực lực của công ty, những khoản đầu tư đó dựa trên lý thuyết nuôi con gì, trồng cây gì như những người nông dân trên đồng ruộng.
4. Thiết lập hệ thống tiêu chí đánh giá rõ ràng và bám sát hệ thống đó, không thay đổi vì bất cứ lý do nào.
- Đánh giá đầu vào: Mức tăng trưởng EPS so với cùng kỳ, độ mở rộng của thị trường tiêu thụ (doanh thu phải tương ứng). Không tính lợi nhuận bất thường, tiềm năng tăng trưởng thị phần, thị trường là lớn nhất và phải chính xác nhất.
-Đánh giá nhóm lãnh đạo phải đáng ứng lợi ích cổ đông và minh bạch hoàn toàn (VNM, DHG, REE, SSI, BMP…) là những mẫu hình người lãnh đạo tài năng, căn cơ và căn bản cho nhà đầu tư dựa vào. Yếu tố này xem nhẹ sẽ dẫn đến rủi ro lớn trong đầu tư.
- Căn cứ nào là chắc chắn dẫn đến công ty tăng trưởng nhanh, Ví dụ; TPP sẽ làm mở rộng dệt may, đỗ gỗ, thủy sản. Thuế ô tô giảm dần về 0 trong 2018 và VN có tỷ lệ ô tô trên đầu người thuộc loại thấp nhất thế giới…Hay cảng biển, dịch vụ kèm theo khi VN gia nhập FTA dày đặc hiện nay... Đó là những ví dụ điểm hình về tăng trưởng mở rộng thị trường chắc chắn.
- Lựa chọn nhóm công ty dẫn đầu trong ngành, các chỉ số tài chính giới hạn mà NĐT chấp nhận. (Ví dụ P/E dưới 10 tăng trưởng tối thiểu 40% năm..)
- Thiết lập các tiêu chuẩn thoái vốn: ví dụ thị trường sẽ bão hòa khi nào? Hay dấu hiệu tăng trưởng bị đe dọa...
5. Đi tìm điểm rơi lợi nhuận:
- Một công ty sẽ có điểm rơi lợi nhuận đột biến khi công ty đó đáp ứng nhu cầu thị trường vào thời gian nào trong tương lai?. Ví dụ DPM có điểm rơi lợi nhuận 2018 do thị trường NPK của DPM bành trướng vào năm này. Hay PVB sẽ có lợi nhuận đột biến khi Dự án Ô môn khởi công, hay dự án Cá voi xanh (doanh thu tăng gấp 3-4 lần).
- Biến động của chính sách, hội nhập, hay nhu cầu nào đó được đáp ứng trong tương tai, thị trường thế giới… Ví dụ Giá dầu hiện nay có lợi cho ngành vận tải, có lợi cho nhóm có đầu vào là dầu khí do nguyên liệu này giảm giá 50% và giữ ổn định do nguồn cung tăng từ dầu đá phiến (Chúng ta thấy DPM đang hưởng lợi). Hay siết tải trọng của Bộ GTVT sẽ làm nhu cầu xe tải nặng tăng bền bỉ trong các năm tới. Hay biểu thuế nhập ô tô con từ ASEAN bằng 0 năm 2018.
-Với mỗi công ty có những dự án hiệu quả sẽ rơi vào thời điểm nào để căn cứ nắm giữ cũng khá quan trọng. Ví dụ VIC hiện nay, hay HHS độc quyền phân phối xe đầu kéo Mỹ (nắm 10% thị phần xe đầu kéo trong nước)…
6. Tận dụng xu thế thị trường nếu có khả năng
- Giao dịch ngắn hạn với mục tiêu hạ giá vốn tăng lượng CP nắm giữ thông qua biến động ngắn hạn của CP.
-Cho vay cổ phiếu cho người đầu tư ngắn hạn kèm điều khoản an toàn (thông thường 15-20% năm và đảm bảo bằng tài sản bảo chứng.
- Thị trường ngắn hạn luôn biến động liên tục do vậy tận dụng được bằng kỹ năng, kỹ xảo đầu tư thì tốt. Nếu không thì cũng không cần thiết. Đặc biệt không nên sử dụng margin. Hạn chế mức thấp nhất.
7 . Số người đầu cơ ngắn hạn thành công rất thấp, chỉ 1-2%. Vì vậy tôi có câu nói dành cho những nhà đầu tư này: “99 trận thắng chỉ đủ trả cho trận thua thứ 100”. Cho dù mạo hiểm thành công vang dội, nhưng bạn sẽ khó tránh được rủi ro 1 lần.
Đến 2009 chính sách xuất hiện gói kích thích kinh tế, điều gì xảy ra, thị trường biến đổi ra sao?
Xin lỗi quý độc giả vì phần 3 đăng tải muộn hơn kế hoạch ban đầu do cơn mưa giông bất chợt. Chương tiếp theo trong chuỗi bài chia sẻ của nhà đầu tư Võ Văn Trường sẽ được chúng tôi chia sẻ vào thứ 4, ngày 16/6/2015 vào hồi 8h.
Chương 3 sẽ kể về quãng thời gian làm giá cổ phiếu của nhà đầu tư này. Mời quý độc giả đón đọc.
Phần 2: Chuyện anh N.
Giờ, tôi sẽ kể cho các bạn nghe một câu chuyện có thật năm 2008 của anh N. Câu chuyện “anh mày làm việc 145 năm mới trả hết nợ”!
Dựa vào vị thế của một giám đốc, anh N. dùng tiền nộp của nhà đầu tư không mua được cổ phiếu do tranh lệnh để mua cổ phiếu, thời kỳ đó đại diện sàn tranh lệnh có tính chất quyết định.
Các đại diện sàn này tranh mua cho người có vị thế trước. Đương nhiên với giám đốc thì lợi thế biết bao. Từ cuối 2006 đến 2008 anh ấy đã kiếm 200 tỷ mà nguồn gốc từ đó.
Tôi còn nhờ như in ngày môi giới của tôi tranh lệnh được 14.000 cổ phiếu BMC. Quý hơn vàng! Một tay lớn từ ngân hàng bắt buộc sửa lệnh sang cho họ và tôi mất toi số cổ phiếu ấy. Môi giới tâm sự bắt buộc phải làm, không thì bị đuổi việc. Một môi giới khác của tôi ấm ức nói: “gặp em em thà nghỉ việc chứ không sửa BMC”. Quả thực đúng vậy BMC đã leo lên sau chia tách 1 thành 3 mà lên hơn 750.000 đồng/1CP tương đương 14k*3*750k = 31.5 tỷ mà vốn bỏ ra chỉ 1,4 tỷ, lãi đến 30 tỷ.
Những cái bất công thời đó chỉ có người trong cuộc mới hiểu được. Cuối cùng chuyện gì đến sẽ đến, chỉ thị 03 của NHNN đã dần xóa sổ cho bất cứ ai không chuyên ghiệp và kỹ luật đầu tư, quản trị rủi ro.
Những lúc tâm sự với anh N., anh ấy nói “ mỗi ngày anh mất một con mẹc” thị trường 31 phiên đọ sàn mà không thanh khoản, mỗi ngày chỉ khớp 100 cái cổ phiếu, mồi cho sàn mà thôi. Cuối cùng anh ấy không những mất hết 200 tỷ mà còn âm 35 tỷ của công ty chứng khoán! Quả thật làm 145 năm trừ lương mới trả hết. Vâng anh ấy sẽ sống 205 tuổi.
Hầu hết những người đầu cơ với margin thời kỳ này trắng tay, âm nợ, thậm chí trả nợ bằng lương hằng chục năm trời, số các nhân viên công ty CK nhỏ trong đó rất nhiều. Hễ dùng margin là mất trắng trong thời kỳ này.
Đón đọc phần 3: 7 bài học đầu tư NHẤT THIẾT phải rút ra [Độc giả theo dõi phần 3 của bài dự thi này tại đường link này vào 18h ngày 13/06/2015]
Phần 1. Bài học “đắng” về quản trị rủi ro
Chính sách mới đã siết dần chứng khoán 2008, dòng tiền thu hồi theo thời gian. Đầu tư trên sàn chứng khoán năm 2008 là không khả thi, giá cổ phiếu còn rất cao, P/E lớn, chỉ có 2 con đường cho tôi lựa chọn:
-Một là gửi ngân hàng chờ thị trường ổn định lại
-Hai là đi tìm kiếm các khoản đầu tư chấp nhận được.
Dấu hiệu suy thoái kinh tế đã bắt đầu từ 2008, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng rất cao 50-60% năm, thời kỳ cho vay bùng nổ với lãi suất cực cao. Tôi còn nhớ rõ gửi tiết kiệm tại Eximbank lúc bấy giờ tính bằng ngày, lãi suất 17% năm.
Tôi đã quyết định đầu tư (OTC) vào thủy điện như Thủy Điện Miền Nam, Miền Trung, Ngành tiêu dùng, Nhựa, Khách sạn.
Đây là một bài học lớn của tôi về quản trị rủi ro. Cho đến tận bây giờ, những khoản đầu tư này, một số công ty sinh lãi rất thấp, một số thoái vốn và một số bên bờ phá sản.
Tôi đã vướng phải một quan điểm sai lầm! Sau khi thành công có được một số vốn tốt, tôi tính đến phương án đầu tư ổn định, kỳ vọng sau này theo đuổi giá các công ty niêm yết. Vì lúc bấy giờ công ty đã thành danh cổ phiếu không có, hoặc giá ở trên trời. Trong khi đó lãi suất tiết kiệm 17%.
Tôi thực hiện đầu tư theo 3 cách: Tham gia đấu giá những công ty cổ phần hóa với giá thấp dưới 2 chấm. Tham gia góp vốn thành lập công ty mới. Mua lại vốn góp của các cổ đông công ty mới thành lập.
-5 công ty tôi tham gia đấu giá thì có đến 3 công ty bên bờ vực phá sản, 2 công ty vốn vẫn còn, nhưng cổ tức năm có, năm không và chỉ 2-3%. Hiện nay bán phần đầu tư này đi giá rất thấp, không đáng kể.
-3 công ty tôi tham gia góp vốn hiện nay 3 bên bờ vực, 1 đã thoái vốn giá 5.000 đồng/1cp.
-Mua lại của các cổ đông khác, khá nhiều trong số đó là nhỏ lẻ, khó chuyển nhuyển nhượng, thị giá thấp nên tôi quyết định bỏ luôn không chuyển nhượng nữa (do có điều kiện chuyển nhượng khi góp vốn của cổ đông cũ). Chỉ chuyển nhượng được một phần với các cổ đông lớn hơn.
Nếu đánh giá cho chính xác thì tôi đã mất 80% vốn cho những khoản đầu tư trên tính đến hiện tại!
Đón đọc phần 2: Chuyện anh N. [Độc giả theo dõi phần 2 của bài dự thi này tại đường link này vào 14h ngày 13/06/2015]
Đón đọc phần 3: 7 bài học đầu tư NHẤT THIẾT phải rút ra [Độc giả theo dõi phần 2 của bài dự thi này tại đường link này vào 18h ngày 13/06/2015]
Trí Thức Trẻ
Sự kiện: TÔI ĐẦU TƯ
Xem tất cả >>- TÔI ĐẦU TƯ: Bí quyết lựa chọn doanh nghiệp có lợi thế bền vững
- Lễ trao giải cuộc thi viết TÔI ĐẦU TƯ
- TÔI ĐẦU TƯ: "Thiêu thân" lao vào tin đồn và con đường dẫn tôi đến đầu tư giá trị (Phần 1)
- TÔI ĐẦU TƯ: Tôi đã tìm thấy "mỏ vàng" chứng khoán như thế nào?
- TÔI ĐẦU TƯ: Các khoản tiền lớn luôn nằm trong những đợt sóng dài