MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

TÔI ĐẦU TƯ: Cách thức tôi đầu tư từ số tiền nhỏ bé để mua nhà ở Sài Gòn (Phần 1)

Viết xong bài dự thi Từ sinh viên nghèo, tôi mua nhà 1 tỷ Sài Gòn như thế nào, nhà đầu tư Nguyễn Ngọc Hiệp vẫn cảm thấy những gì mình chia sẻ cho thị trường chứng khoán này là chưa đủ. Anh viết tiếp. "Cách thức tôi đầu tư từ số tiền nhỏ bé để mua nhà ở Sài Gòn" được NĐT Hiệp chia sẻ trong bài dự thi lần này.

Sau những bỡ ngỡ làm quen với thị trường chứng khoán thì rồi ai cũng rút ra cho mình được những bài học, những nguyên tắc đầu tư. Thậm chí, có người còn lập cho bản thân phương trình đầu tư để không bị-một lúc yếu lòng nào đó-mua/bán sai nguyên tắc.

Bài viết lần này của nhà đầu tư Nguyễn Ngọc Hiệp chia sẻ tỉ mỉ những nguyên tắc đầu tư để thay đổi một phần cuộc đời mình, từ sinh viên nghèo mua nhà ở phố thị.

Mời quý độc giả đón đọc và đừng quên GỬI BÀI DỰ THI TÔI ĐẦU TƯ của bạn vào email Huongnguyenthithanh@vccorp.vn / hainguyenduc@vccorp.vn / http://cafef.vn/gui-tin-nhanh.chn


Kỳ 1: Xây dựng mô hình đầu tư & tại sao nhiều nhà đầu tư sai lầm khi lướt sóng

Theo phản hồi của một số bạn đọc phần 2 bài dự thi "Từ sinh viên nghèo, tôi mua nhà 1 tỷ Sài Gòn như thế nào" còn chung chung ngắn gọn, chưa nêu bật vấn đề đầu tư ra sao. Thông qua bài viết tôi muốn nêu rõ hơn cách thức tôi đầu tư.

Sau khi định nghĩa các vấn đề về chứng khoán và tìm ra cách thức đầu tư phù hợp. Tôi nghĩ nó dễ hiểu và có ích cho những người mới tham gia thị trường. Tôi xác định danh mục cổ phiếu chỉ gồm năm loại chứng khoán, không phải cố định mà có sự thay đổi luân phiên nhưng sẽ trong thời gian lâu dài, lâu ở đây có thể 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm. Khi tôi theo dõi, hiểu rõ chứng khoán nào nữa tôi mới tự tin đưa vào danh mục của mình.

Tôi đặt tên cho 5 loại chứng khoán của tôi là A, B, C, D, E. Giá mua là Po, giá bán là Pt; (a, b,c, d, e) là số lượng từng loại chứng khoán. Vậy ta có phương trình đơn giản như sau:

a + b + c + d + e = tổng số lượng cổ phiếu đang sở hữu

a(Pta - Poa) + b(Ptb-Pob) + c(Ptc-Poc) + d(Ptd-Pod) + e(Pte-Poe) = Y

Mục tiêu (Goal) làm Max giá trị Y, và tôi xác định là 1 tỷ đồng.

Muốn làm Y ngày càng lớn lên thì số nào trước dấu nhân và dấu cộng tôi gia tăng nó lên, cái nào sau dấu trừ thì giảm nó xuống. Tôi có mấy việc như sau:

+ Gia tăng số lượng cổ phiếu đang nắm giữa, có nghĩa gia tăng a, b, c, d, e: tôi cần sự hỗ trợ tài chính từ bên ngoài, cụ thể khách hàng cho tôi vay số tiền 100 triệu đồng, và thực hiện việc luân chuyển cầm cố chứng khoán vì tôi đang làm công việc này cho khách hàng nên tôi nắm rõ quy trình giải ngân, thời gian T+3, thời gian khớp lệch, thời hạn hoàn tất giao dịch chứng khoán... cụ thể: tôi có 10.000 cổ phiếu, tôi có thể cầm cố (tuỳ loại) mua thêm được 5.000-7.000 cổ phiếu nữa, từ đây tôi cầm cố lượng cổ phiếu mới mua thêm này thêm một lần nữa. Như vậy tổng cổ phiếu tôi sở hữu có thể lên đến 17.500 đến 21.900 cổ phiếu. Tôi nghĩ cái gì cũng có nguyên tắc vừa đủ của nó, tôi chỉ cầm cố chứng khoán từ một đến hai lần như vậy, tuỳ thuộc mã chứng khoán đó tôi đánh giá và cân nhắc với chi phí lãi vay.

+ Tôi nhận định việc đầu tư chứng khoán lướt sóng theo ngày, theo tuần là cực kỳ sai lầm, vì sao nếu bạn mua hôm nay, ngày mai hay vài ngày sau đó lên giá bạn thấy lợi bán ngay để chốt lời, bạn thấy hợp lý đúng không. Nhưng không phải vậy, có tiền trong tài khoản rồi bạn làm gì nữa, nếu không chơi nữa thì mình không bàn đến làm gì. Mình nghĩ con số này rất ít vì đang có lời mà, bạn có dám mua lại mã chứng khoán vừa bán không, tôi nghĩ là không. Giá cao hay thấp bạn đều sẽ không mua. Nếu giá cao bạn thấy hối tiếc tại sao mình bán, và nếu giá thấp bạn sẽ cho mình bán là đúng và chứng khoán này đang có xu hướng đi xuống. Một tâm lý rất bình thường của các nhà đầu tư.

Vậy chắc chắn bạn sẽ mua một loại chứng khoán nào khác. Khi như vậy là bạn đầu tư theo cảm tính, theo tin đồn, theo tâm lý đám đông, không phải theo kiến thức bạn nhận định về loại chứng khoán đó, nếu đó là loại chứng khoán bạn không dành nhiều thời gian để nghiên cứu về nó. Và cứ như vậy sẽ thất bại, và hầu hết mọi người chơi kiểu lướt sóng như vậy sẽ nhận lấy thất bại, nếu thắng tôi dám khẳng định bạn có phần may mắn nhờ thị trường lên.

Tôi rút ra kinh nghiệm từ các anh chị đi trước và nhận định đầu tư lướt sóng trong ngắn hạn là sai lầm. Tôi không theo lối mòn đó. Tôi không sử dụng phần mềm nào cả, tôi chỉ sử dụng excel, các hàm thống kê, hàm Goal trong đấy rất hay và tôi đã sử dụng nó hiệu quả. Tôi được học nó trong môn học “Máy tính trong kinh doanh” do Trường Đại học Bách Khoa - Khoa Quản Lý Công Nghiệp tôi giảng dạy.

Mời quý độc giả đón đọc phần 2 của bài dự thi này vào 8h ngày thứ 6, 14/7/2015. Chúng tôi sẽ đăng tải tuyến bài dự thi TÔI ĐẦU TƯ định kỳ vào 8h thứ 2, 4, 6 hàng tuần.

Nguyễn Ngọc Hiệp

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên