MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Top 10 doanh nghiệp chiếm 60% tổng lợi nhuận quý 2

Top 10 các doanh nghiệp lợi nhuận cao nhất có lợi nhuận sau thế đạt trên 9 nghìn tỷ đồng, chiếm 60% lợi nhuận đạt được của trên 500 doanh nghiệp có lãi.

Theo thống kê kết quả kinh doanh quý 2 trên 600 doanh nghiệp niêm yết trên sàn (trừ các ngân hàng, tổ chức tín dụng và công ty chứng khoán), có trên 500 doanh nghiệp báo lãi. Lợi nhuận phân hóa khá mạnh ở nhóm các doanh nghiệp báo lãi quý 2.

Tính riêng Top 10 các doanh nghiệp lợi nhuận cao nhất, bao gồm: GAS, VNM, HPG, VIC, PVD, PVS, FPT, DPM, HAGREE, lợi nhuận sau thế đạt trên 9 nghìn tỷ đồng, chiếm 60% lợi nhuận đạt được của trên 500 doanh nghiệp có lãi. Tỷ trọng còn lớn hơn, đạt 65,4% lợi nhuận của trên 600 doanh nghiệp được thống kê.

Cụ thể, tổng lợi nhuận quý 2 của 500 doanh nghiệp báo lãi đạt trên 15 nghìn tỷ đồng, trong đó Top 10 doanh nghiệp lãi cao nhất đạt 9 nghìn tỷ đồng.

Quán quân lợi nhuận quý 2 năm nay tiếp tục thuộc về GAS, quán quân về lợi nhuận trong nhiều

năm qua. Báo lãi trên 3.200 tỷ đồng, riêng doanh nghiệp này đã chiếm 21,3% lợi nhuận của 500 doanh nghiệp.

Nhóm dầu khí chiếm ưu thế

Không bất ngờ khi có tới 4 doanh nghiệp thuộc Top 10 thuộc Tập đoàn dầu khí Việt Nam. GAS, PVD, PVS, DPM đều là các doanh nghiệp trực thuộc PVN với tỷ lệ sở hữu của tập đoàn từ 30% trở lên. Các doanh nghiệp còn lại như VNM, HPG, VIC, FPT, HAG và REE đều ít nhiều có những lợi thế so với các doanh nghiệp cùng ngành.

Không nằm trong Top 10 (đứng thứ 11 - lợi nhuận thua REE chỉ 3 tỷ đồng), riêng MPC là trường hợp tương đối đặc biệt khi kết quả kinh doanh của công ty các năm trước không có nhiều nổi trội. 6 tháng đầu năm 2014, MPC bứt phá mạnh mẽ và nhanh chóng vượt 10% kế hoạch cả năm. Với kết quả lạc quan đó, MPC dự kiến sẽ chia cổ tức cho cổ đông 6 tháng đầu năm với tỷ lệ khủng 50%, đồng thời nới biên độ giá cổ phiếu mua lại lên 100.000 đồng/cổ phiếu - dọn đường cho kế hoạch hủy niêm yết sắp tới.

Biến động mạnh, nhưng vị trí "vững chãi"

So sánh lợi nhuận quý 2/2014 với cùng kỳ 2013 - có thể thấy những biến động tương đối mạnh. Thậm chí có doanh nghiệp VNM, VIC, DPM và REE có lợi nhuận giảm sâu nhưng vị trí trong Top 10 vẫn tương đối vững chãi.

So với Top 10 quý 2/2013, danh sách quý 2 năm nay thiếu bóng dáng của PPC, thay vào đó là PVS. Không bất ngờ khi PPC đã có một kỳ kinh doanh không mấy sáng sủa khi phải gánh chịu khoản chênh lệch tỷ giá khổng lồ hàng trăm tỷ đồng. Ngược lại, PVS đã tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ quý 2 và 6 tháng vừa qua.

Lợi nhuận chưa phân phối hàng nghìn tỷ đồng

Top 10 doanh nghiệp nói trên đều là những doanh nghiệp lớn với vốn điều lệ hàng nghìn đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Là những doanh nghiệp kinh doanh tốt, lợi nhuận chưa phân phối của các doanh nghiệp tính đến cuối quý 2 đều đạt hàng nghìn tỷ đồng. Kỷ lục phải kể đến VIC với khoản lợi nhuận này trên 9.300 tỷ đồng, tương đương vốn điều lệ tại cùng thời điểm. PVD cũng là doanh nghiệp có khoản lợi nhuận khủng trên 5.600 tỷ đồng, vượt 40% vốn điều lệ của công ty.

Sau đây là một số chỉ tiêu tổng hợp của 10 doanh nghiệp niêm yết có lợi nhuận lớn nhất quý 2/2014. (Đơn vị: Tỷ đồng. Các doanh nghiệp thuộc họ Dầu khí được đánh dấu)

Hoàng Nguyên

thunm

Theo Infonet

Trở lên trên