MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thị trường giao đồ ăn trực tuyến “đào thải” gay gắt

01-10-2023 - 08:45 AM | Thị trường

Thị trường giao đồ ăn trực tuyến “đào thải” gay gắt

Sự chật vật cạnh tranh của một số hãng giao đồ ăn trực tuyến có phần nguyên nhân vì vào thị trường muộn hơn đối thủ, nên hiểu biết về thị trường cũng muộn hơn.

Tuần qua, những người hay đặt đồ ăn trực tuyến sẽ quan tâm đến thông tin nền tảng Baemin thu hẹp quy mô và được xem là bước tiến tới việc rút khỏi thị trường Việt Nam, bắt nguồn từ trang tin quốc tế Tech in Asia.

Tuy nhiên, ngay là khi phản hồi trực tiếp với phóng viên VTV, đại diện Baemin Việt Nam đã bác bỏ thông tin hãng rời khỏi Việt Nam, nhưng xác nhận việc thu hẹp hoạt động, cắt giảm một lượng đáng kể số nhân sự là có thật. Điều này cho thấy thị trường giao đồ ăn trực tuyến của Việt Nam đang "đào thải" gay gắt.

Nếu thời điểm đầu năm nay, Baemin vẫn còn hoạt động tại hơn 20 tỉnh thành tại Việt Nam, thì nay hãng thu hẹp quy mô, chỉ tập trung vào các thành phố lớn như Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh. Giới quan sát nhìn nhận, sự chật vật cạnh tranh của một số hãng giao đồ ăn trực tuyến có phần nguyên nhân vì vào thị trường muộn hơn đối thủ, nên hiểu biết về thị trường cũng muộn hơn.

Chị Vion Yau - Trưởng Bộ phận Phân tích, Momentum Works (Singapore) nhận định: "Nếu nhìn vào những doanh nghiệp đang dẫn đầu thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam có thể thấy đều là những cái tên hiện diện trên thị trường cả chục năm qua. Họ hiểu đặc tính của thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó các nền tảng này đều có đa dạng các dịch vụ bổ trợ như taxi - xe ôm công nghệ hay thương mại điện tử, tạo ra nhiều lợi thế so với các nền tảng chỉ tập trung vào một mảng giao đồ ăn".

Thị trường giao đồ ăn trực tuyến “đào thải” gay gắt - Ảnh 1.

Nghiên cứu cho thấy, trong năm 2022, hai cái tên GrabFood và ShopeeFood đã chiếm hơn 86% tổng giá trị giao dịch giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam. Baemin và GoFood chỉ chiếm lần lượt 12% và 2%.

Bối cảnh thị trường vốn khó khăn, nhà đầu tư yêu cầu ưu tiên lợi nhuận đã tạo ra xu hướng các hãng công nghệ thu hẹp hoạt động, bỏ đi các mảng kinh doanh không sinh lời, càng đẩy các doanh nghiệp có thị phần nhỏ vào thế yếu hơn, trong khi các đối thủ đầu ngành đã biết cách tận dụng thế mạnh.

"Các hãng gọi xe công nghệ họ rất tỉnh táo trong việc tập trung vào đúng phân khúc khách hàng. Liên tục đưa cho người dùng những giải pháp, dịch vụ để khách hàng tiếp tục ở lại và sử dụng dịch vụ của họ và sử dụng thêm những dịch vụ bên lề nữa để có thể gia tăng được doanh thu trên 1 khách hàng", bà Hoàng Thị Kim Dung - Giám đốc thị trường Việt Nam, Quỹ Genesia Ventures cho biết.

Dù một vài cái tên chật vật cạnh tranh, nhưng thực tế số liệu cho thấy, thị trường giao đồ ăn trực tuyến của Việt Nam năm 2022 tăng trưởng theo năm gần 40%, gấp nhiều lần mức trung bình 5% của khu vực. Do đó, một số chuyên gia cho rằng, lĩnh vực này vẫn sẽ tiếp tục thu hút dòng vốn đầu tư mới.

Theo VTV Digital

VTV

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên