Thị trường ngày 17/10: Giá dầu giảm hơn 1 USD xuống dưới 90 USD/thùng, vàng giảm trong khi đồng, quặng sắt, cao su tăng
Kết thúc phiên giao dịch 16/10 giá dầu giảm hơn 1 USD xuống dưới ngưỡng 90 USD/thùng do hy vọng thỏa thuận với Venezuela, vàng giảm nhưng vẫn trên mốc 1.900 USD/ounce.
- 16-10-2023Rủi ro gia tăng trên thị trường dầu và khí đốt
- 15-10-2023Giá cực rẻ, một mặt hàng từ Trung Đông đang ồ ạt tràn vào Việt Nam: nhập khẩu tăng gần 800%, Việt Nam được xem là 'át chủ bài' trên thị trường
- 14-10-2023Thị trường ngày 14/10: Dầu tăng vọt 6%, vàng 3%
Dầu giảm hơn 1 USD/thùng do hy vọng thỏa thuận Venezuela
Giá dầu giảm hơn 1 USD/thùng do dự đoán Mỹ có thể sớm đạt được một thỏa thuận nới lỏng các lệnh trừng phạt với Venezuela, trong khi các nhà đầu tư thấy xung đột Israel – Hamas không ảnh hưởng đến nguồn cung dầu thô trong ngắn hạn.
Chốt phiên 16/10, dầu thô Brent giảm 1,24 USD hay 1,4% xuống 89,65 USD/thùng. Dầu WTI giảm 1,03 USD hay 1,2% xuống 86,66 USD/thùng.
Chính phủ Mỹ và Venezuela đã sẵn sàng ký một hiệp ước tại Barbados sớm nhất vào thứ ba (17/10) nhằm nới lỏng các lệnh trừng phạt của Mỹ với ngành dầu mỏ của Venezuela để đổi lấy một cuộc bầu cử tổng thống cạnh tranh và được giám sát ở Venezuela vào năm tới.
Các nhà đầu tư lạc quan rằng cuộc chiến tranh giữa Israel và Hamas sẽ vẫn giới ở Dải Gaza.
Căng thẳng gia tăng ở Trung Đông có thể kết hợp với các yếu tố rủi ro khác đã đẩy giá dầu tăng cao trong tuần trước.
Trong tuần trước Mỹ lần đầu tiên áp đặt các biện pháp trừng phạt với chủ tàu chở dầu thô của Nga có giá cao hơn mức trần 60 USD/thùng của tổ chức G7.
Giá vàng giảm nhưng vẫn trên ngưỡng 1.900 USD
Giá vàng giảm trong phiên sau khi tăng mạnh trong phiên liền trước, nhưng kim loại trú ẩn an toàn này vẫn giữ trên mốc quan trọng 1.900 USD/ounce do xung đột leo thang tại Trung Đông.
Vàng giao ngay giảm 0,7% xuống 1.918,2 USD/ounce, sau khi lên mức cao nhất kể từ ngày 20/9 trong phiên trước đó. Vàng Mỹ kỳ hạn tháng 12 đóng cửa giảm 0,4% xuống 1.934,3 USD/ounce.
Vàng được sử dụng như một khoản đầu tư an toàn trong các thời điểm bất ổn chính trị và tài chính, đã tăng hơn 100 USD kể từ khi giảm xuống mức thấp nhất 7 tháng trong ngày 6/10, nhờ việc trú ổn an toàn khi xung đọt Israel – Hamas bước sang ngày thứ 10.
Đồng được hỗ trợ bởi USD yếu
Giá đồng tăng do USD suy yếu và ngân hàng trung ương Trung Quốc bơm thanh khoản, nhưng lo lắng về khủng hoảng ở Trung Đông và tăng trưởng toàn cầu hạn chế đà tăng.
Đồng giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London tăng 0,4% lên 7.977 USD/tấn, giá đã giảm 10% kể từ đầu tháng 8.
Chỉ số USD giảm nhưng vẫn gần mức cao nhất một tuần do xung đột tại Trung Đông. USD yếu hơn khiến các hàng hóa định giá bằng đồng tiền này rẻ hơn cho người mua bằng các ngoại tệ khác.
Hỗ trợ giá đồng và các kim loại khác là một động thái của ngân hàng trung ương Trung Quốc tăng cường hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng.
Nền kinh tế Trung Quốc dự kiến chậm lại trong quý 3, theo thăm dò của Reuters.
Cũng hỗ trợ đồng là nhu cầu giao ngay tại Trung Quốc mạnh hơn dự kiến do nhập khẩu đồng trong tháng 9 của nước này đạt cao nhất trong năm, mặc dù vẫn thấp hơn khối lượng năm ngoái.
Các nhà phân tích tại Macquarie cho biết nhu cầu đồng được hỗ trợ bởi khoản đầu tư cơ sở hạ tầng mạnh mẽ tại Trung Quốc đặc biệt là năng lượng tái tạo, bù đắp cho sự yếu kém đang diễn ra trong lĩnh vực bất động sản.
Quặng sắt tăng
Giá quặng sắt tăng do nhà đầu tư chào đón kích thích kinh tế mới nhất của Trung Quốc, không để ý tới áp lực từ việc cắt giảm sản lượng của một số nhà máy thép do lợi nhuận giảm.
Quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2024 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên, Trung Quốc đóng cửa tăng 2,86% lên 862 CNY (117,93 USD)/tấn, cao nhất kể từ ngày 25/9.
Hợp đồng kỳ hạn tháng 11 tại Singapore tăng 2,46% lên 117,1 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 3/10.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc tăng cường hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng bằng cách tiến hành các hoạt động cho vay trung hạn trị giá 789 tỷ CNY.
Dự trữ thấp cũng hỗ trợ thị trường quặng sắt, khi tồn kho giảm trong 5 tuần liên tiếp xuống 105,2 triệu tấn tính tới ngày 13/10, thấp nhất kể từ tháng 6/2020, theo số liệu từ công ty tư vấn Steelhome.
Tuy nhiên, khủng hoảng ngày càng sâu sắc trong lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc, nước tiêu thụ thép lớn nhất thế giới, có thể khiến nhu cầu sụt giảm mặc dù có thêm kích thích, theo giới phân tích của ngân hàng ANZ.
Giá nguyên liệu thô đang tăng đẩy giá thép tại Thượng Hải tăng ngay cả khi nhu cẩu vẫn mờ nhạt. Thép thanh tăng 1,05%, thép cuộn cán nóng tăng 1,32% và thép không gỉ tăng 1,05%.
Theo số liệu từ công ty tư vấn Mysteel, lợi nhuận của 247 nhà máy thép sử dụng lò cao được khảo sát đã giảm tuần thứ ba liên tiếp xuống 24,24% trong tuần tính đến ngày 13/10.
Cao su Nhật Bản cao nhất trong hơn một năm
Giá cao su Nhật Bản lên mức cao nhất trong hơn một năm bởi giá dầu thô mạnh và lo ngại về sản lượng đang sụt giảm tại các nhà sản xuất hàng đầu Thái Lan và Indonesia.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 3/2024 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa tăng 0,39% lên 260,6 JPY (1,74 USD)/kg, đóng cửa cao nhất kể từ ngày 10/6/2022.
Dự trữ cao su của sàn giao dịch Thượng Hải tăng 1,7% so với mức ngày 28/9.
Giai đoạn giữa tháng 9 tới giữa tháng 1 năm sau thường là mùa sản lượng cao trên toàn cầu, nhưng các nhà sản xuất lớn nhất Thái Lan và Indonesia lại đang đối mặt với xu hướng giảm sản lượng.
Cao su giao tháng 1/2024 tại Thượng Hải tăng 30 CNY lên 14.750 CNY (2.017,43 USD)/tấn.
Cà phê trái chiều
Cà phê arabica kỳ hạn tháng 12 đóng cửa giảm 0,75 US cent xuống 1,5415 USD/lb, giá đã đạt cao nhất 3,5 tuần tại 1,5615 USD.
Các đại lý cho biết nông dân tại nước sản xuất hàng đầu Brazil không vội vàng bán do họ có ít nhu cầu về dòng tiền hiện nay. Họ cũng lưu ý rằng vụ mùa hiện nay đã được bón bằng phân mua với giá cao.
Mặt khác thời tiết tại Brazil thuận lợi, với dự báo có nhiều mưa hơn.
Cà phê robusta kỳ hạn tháng 1/2024 tăng 12 USD hay 0,5% lên 2.296 USD/tấn.
BMI, một bộ phận của Fitch Solotions lạc quan về triển vọng của cà phê robusta, với sản lượng được dự kiến bị ảnh hưởng bởi thời tiết El Nino, trong khi nhu cầu loại cà phê tương đối rẻ này có thể tăng nếu khó khăn kinh tế vẫn tiếp diễn.
Đường diễn biến trái chiều
Đường thô kỳ hạn tháng 3/2024 đóng cửa tăng 0,02 US cent hay 0,1% lên 27,05 US cent/lb, giá đã tăng 1% trong tuần trước.
Các đại lý lo ngại ngày càng tăng với sản lượng từ Mexico, một nhà xuất khẩu chủ chốt sang Mỹ, trong khi sản lượng tại các nước trồng chính như Ấn Độ và Thái Lan được dự kiến vẫn yếu kém bởi hiện tượng thời tiết El Nino.
Cũng hỗ trợ đường, giá dầu đang tăng do các nhà đầu tư lo sợ cuộc chiến giữa Israel và Hamas có thể leo thang. Giá năng lượng ngày càng tăng thúc đẩy các nhà máy mía đường sản xuất thêm ethanol từ mía và sản xuất ít đường đi.
Đường trắng kỳ hạn tháng 12 giảm 2,3 USD hay 0,3% xuống 725 USD/tấn.
Ngô, lúa mì giảm, đậu tương vững
Giá ngô trên sàn giao dịch Chicago giảm, do các nhà đầu tư theo dõi vụ thu hoạch của Mỹ và lo ngại kéo dài về cuộc chiến giữa Israel và Hamas.
Ngô CBOT kỳ hạn tháng 12 đóng cửa giảm 3-1/4 US cent xuống 4,9 USD/bushel.
Đậu tương mạnh trong bối cảnh lo ngại về sản lượng của Mỹ và nhu cầu lớn hơn dự kiến từ các nhà chế biến.
Hợp đồng đậu tương được giao dịch nhiều nhất trên sàn giao dịch Chicago tăng 6 US cent lên 12,86-1/4 USD/bushel.
Lúa mì giảm sau khi tăng lên mức cao nhất trong hơn hai tuần do hy vọng về nhu cầu toàn cầu.
Trong đầu phiên lúa mì tăng phiên thứ 3 liên tiếp bởi nhu cầu mua vào từ Trung Quốc sau nhiều tháng nhu cầu xuất khẩu yếu, nhưng sau đó giá giảm do nhiều nhà đầu tư trở lại thị trường.
Lúa mì mềm đỏ vụ đông giao tháng 12 giảm 2-1/2 US cent xuống 5,77-1/4 USD/bushel.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 17/10
Nhịp sống thị trường