Thị trường nhà ở tại Mỹ lâm vào tình cảnh khó khăn chưa từng có: "Đôi ngả chia ly"
Mỹ là quốc gia hiếm hoi mà thị trường nhà ở phân cực rõ rệt. Một bên có giá nhà giảm so với 1 năm trước. Bên còn lại vẫn tăng giá hàng năm.
- 16-03-2023Giá nhà ở Trung Quốc lần đầu tăng sau 1 năm rưỡi, cơn bĩ cực của thị trường bất động sản đã bị bỏ lại phía sau?
- 23-02-2023Thị trường nhà ở Mỹ ‘bay màu’ 2,3 nghìn tỷ USD, giảm mạnh nhất kể từ năm 2008
- 12-01-2023'Tay chơi' số 1 lĩnh vực thế chấp rút khỏi thị trường nhà ở
Theo chỉ số giá nhà của công ty dữ liệu thế chấp Black Knight Inc., tại tất cả 12 thị trường nhà ở lớn phía tây Texas và cả Austin, giá nhà giảm trong tháng 1 hàng năm. Tại 37 khu vực đô thị lớn nhất phía đông Colorado, ngoại trừ Austin, giá nhà tăng hàng năm.
Các nhà phân tích bất động sản cho biết mô hình chênh lệch địa lý này rất bất thường, nếu không muốn nói là chưa từng có. Phó chủ tịch chiến lược nghiên cứu doanh nghiệp tại Black Knight là Andy Walden cho biết: “Chúng tôi chưa bao giờ thấy bất cứ tình huống nào như thế này khi mà mọi thứ quá khắc nghiệt từ tây sang đông.”
Sau hơn hai năm bùng nổ nhà ở do đại dịch và tỷ lệ thế chấp thấp đã đẩy giá cả ở mọi nơi trên nước Mỹ từ các thành phố lớn đến thị trấn nhỏ. Thị trường nhà ở của nước này hiện đang phân chia ra khi kết hợp với các yếu tố địa phương như khả năng chi trả, cung ứng và tăng trưởng việc làm.
Một số thị trường nhà ở phía Tây đã trải qua thời gian dài tăng giá kể từ những năm 1990, khi sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đã thúc đẩy sự bùng nổ thị trường nhà đất. Giờ đây, các thành phố có liên quan đến công nghệ nhiều nhất lại có giá nhà giảm nhanh nhất.
Nhiều nhà kinh tế dự đoán rằng giá nhà sẽ tiếp tục giảm vào mùa xuân hoặc mùa hè khi thị trường phía Tây trượt dốc và một số thị trường phía Đông bắt đầu công bố mức giảm hàng năm.
Các khu vực thành phố lớn có mức giảm lớn nhất có xu hướng rơi vào hai loại: Những thị trường có giá tăng chóng mặt trong những năm gần đây khi mọi người chuyển đến từ các tiểu bang khác và những thị trường mà giá không tăng đột biến trong thời kỳ bùng nổ nhưng vốn đã quá đắt đỏ như San Francisco hay Los Angeles.
Các thị trường California bị ảnh hưởng nặng nề khi từ lâu đã trở thành một trong những thị trường đắt đỏ nhất quốc gia. Chi phí nhà ở nằm ở phía Tây tăng vọt trong những năm 2010 khi sự bùng nổ công nghệ tạo ra những công việc mới được trả lương cao và khối tài sản kếch xù.
Các thị trường phía Tây vốn bị hạn chế về nguồn cung do chi phí đất đai cao và các quy định về xây dựng nhà mới. Khi giá nhà đạt mức cao mới vào năm 2021 và đầu năm 2022, những thị trường này thậm chí còn trở nên khó chi trả hơn.
Ở nửa phía Đông của Mỹ, Florida và các thị trường phía Nam khác vẫn đang thu hút các công ty và tạo thêm việc làm. Giá nhà ở Orlando tăng 9,3% trong khi giá ở Miami tăng 12%. Đây là mức tăng cao nhất trong số 50 khu vực đô thị lớn nhất.
Judy Zeder làm việc tại Tập đoàn Jills Zeder tại Coldwell Banker Realty ở Miami cho biết một loạt công ty tài chính đã chuyển đến Miami vào năm 2021 và 2022 và nhân viên của họ cũng đang dần chuyển đến đây.
“Có rất nhiều người mua nhà ở đây nhưng chúng tôi vẫn chưa thể tìm được nhà cho họ,” cô nói.
Lisa Barall-Matt của Berkshire Hathaway HomeServices New England Properties ở West Hartford, Connecticut cho biết: “Việc tăng lãi suất dường như không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến thị trường của chúng tôi và nhu cầu vẫn đang ở mức cao.”
Alison và Dylan Conway đang mong đợi đứa con đầu lòng của họ vào tháng 5. Cặp vợ chồng muốn chuyển từ Maryland đến Connecticut để gần với các thành viên khác trong gia đình hơn. Thế nhưng, họ đã “thua” 3 lần khi mua nhà ở khu vực Hartford vì có những người trả giá cao hơn.
Phải đến lần thứ tư, cặp đôi này mới mua được một ngôi nhà ba phòng ngủ ở East Hampton, Connecticut. Conway nói: “Chúng tôi thực sự không ngờ được rằng việc mua nhà sẽ cạnh tranh đến vậy. Hai vợ chồng muốn đến mua nhà rồi thấy có đến 20 chiếc ô tô đậu chật cứng bên ngoài ngôi nhà đó. Điên rồ lắm.”
Tham khảo WSJ
Nhịp Sống Thị Trường