Đà Nẵng: Đìu hiu phân khúc bất động sản thương mại
Theo Báo cáo thị trường BĐS Đà nẵng của Công ty Savills Việt Nam, phân khúc văn phòng cho thuê và mặt bằng bán lẻ tiếp tục ghi nhận những tín hiệu không mấy khả quan trong 6 tháng đầu năm.
Văn phòng tiếp tục trầm lắng
Báo cáo của Savills cho biết, trong nửa đầu năm 2014, tổng cung văn phòng Đà Nẵng đạt khoảng 68.300 m² đến từ 20 tòa nhà, giảm nhẹ 1% so với năm 2013 do có hai tòa nhà nhỏ chuyển sang sử dụng nội bộ và được đưa ra khỏi nguồn cung. Quận Hải Châu tiếp tục là nguồn cung chính với khoảng 55.700 m² sàn văn phòng từ 17 dự án, chiếm 81% thị phần. 12.600 m² sàn còn lại đến từ 3 dự án tại quận Thanh Khê.
6 tháng đầu năm ghi nhận công suất thuê toàn thị trường giảm 1 % so với năm 2013 xuống 86%, trong khi đó giá thuê trung bình giảm 4% xuống 218.000 đồng/m²/tháng. Cụ thể, công suất thuê hạng A đạt 94%, tăng nhẹ 1% so với năm ngoái, trong khi hạng B ổn định ở mức 86%. Công suất hạng C đạt 84%, giảm 1% so với 2013.
Giá thuê văn phòng trung bình cả 3 hạng đều giảm. Giá thuê hạng A đạt 358.000đồng/m²/tháng, giảm 6% so với năm ngoái. Hạng B giảm 5% xuống 243.000 đồng/m²/tháng, trong khi hạng C giảm nhẹ 2% so với 2013 xuống 162.000 đồng/m²/tháng.
Theo dự báo của Savills, hai dự án mới cung cấp khoảng 31.000 m² văn phòng dự kiến sẽ gia nhập thị trường Đà Nẵng vào 2015. Tổng nguồn cung tương lai từ nửa cuối năm 2014 trở đi đạt khoảng 104.000m² từ 16 dự án.
Phân khúc bán lẻ sụt giảm đáng kể
Khảo sát của Savills cho thấy, tổng cung bán lẻ tính đến nửa đầu năm 2014 toàn thị trường vào khoảng 129.000 m2, giảm 5% so với năm 2013 do trung tâm mua sắm Dragon Vĩnh Trung (tại quận Thanh Khê) đóng cửa để nâng cấp. Các trung tâm bán lẻ hiện đại chỉ có tại 3 quận gồm Hải Châu chiếm 39% nguồn cung, Thanh Khê 36% và Cẩm Lệ với 25%.
Giá thuê trung bình và công suất thuê đều có xu hướng giảm từ năm 2010. Trong nửa đầu 2014, công suất thuê vào khoảng 88%, giảm 5 % so với năm 2013. Chỉ có quận Cẩm Lệ đạt được công suất 100%. Giá thuê trung bình giảm 12% so với năm ngoái do hoạt động thị trường yếu.
Theo Savills, nguyên nhân gây nên tình trạng ế ẩm tại các trung tâm thương mại là do lượng khách ở hầu hết các trung tâm bán lẻ của Đà Nẵng khá thấp do thiếu các khu vực vui chơi giải trí để thu hút khách hàng. Bên cạnh đó, người tiêu dùng Đà Nẵng nói chung ưa chuộng các điểm bán lẻ truyền thống hơn các trung tâm hiện đại.
Từ nửa cuối 2014 trở đi, 17 dự án bán lẻ sẽ gia nhập thị trường Đà Nẵng, cung cấp khoảng 165.000m² tương đương 128% nguồn cung hiện tại. Trong hai năm tới, 2 dự án tương lai sẽ cung cấp cho thị trường khoảng 25.000m².
Mặc dù tình hình hoạt động của phân khúc bất động sản thương mại tại Đà Nẵng trong 6 tháng đầu năm 2014 khá trầm lắng. Tuy nhiên, Savills cũng có cái nhìn khá lạc quan về triển vọng thị trường trong tương lai khi Đà Nẵng vẫn đứng đầu cả nước về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và là một trong những điểm đầu tư hấp dẫn nhất Việt Nam trong năm 2013 (Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI).
Báo cáo của Savills cho biết, trong nửa đầu năm 2014, tổng cung văn phòng Đà Nẵng đạt khoảng 68.300 m² đến từ 20 tòa nhà, giảm nhẹ 1% so với năm 2013 do có hai tòa nhà nhỏ chuyển sang sử dụng nội bộ và được đưa ra khỏi nguồn cung. Quận Hải Châu tiếp tục là nguồn cung chính với khoảng 55.700 m² sàn văn phòng từ 17 dự án, chiếm 81% thị phần. 12.600 m² sàn còn lại đến từ 3 dự án tại quận Thanh Khê.
6 tháng đầu năm ghi nhận công suất thuê toàn thị trường giảm 1 % so với năm 2013 xuống 86%, trong khi đó giá thuê trung bình giảm 4% xuống 218.000 đồng/m²/tháng. Cụ thể, công suất thuê hạng A đạt 94%, tăng nhẹ 1% so với năm ngoái, trong khi hạng B ổn định ở mức 86%. Công suất hạng C đạt 84%, giảm 1% so với 2013.
Giá thuê văn phòng trung bình cả 3 hạng đều giảm. Giá thuê hạng A đạt 358.000đồng/m²/tháng, giảm 6% so với năm ngoái. Hạng B giảm 5% xuống 243.000 đồng/m²/tháng, trong khi hạng C giảm nhẹ 2% so với 2013 xuống 162.000 đồng/m²/tháng.
Theo dự báo của Savills, hai dự án mới cung cấp khoảng 31.000 m² văn phòng dự kiến sẽ gia nhập thị trường Đà Nẵng vào 2015. Tổng nguồn cung tương lai từ nửa cuối năm 2014 trở đi đạt khoảng 104.000m² từ 16 dự án.
Phân khúc bán lẻ sụt giảm đáng kể
Khảo sát của Savills cho thấy, tổng cung bán lẻ tính đến nửa đầu năm 2014 toàn thị trường vào khoảng 129.000 m2, giảm 5% so với năm 2013 do trung tâm mua sắm Dragon Vĩnh Trung (tại quận Thanh Khê) đóng cửa để nâng cấp. Các trung tâm bán lẻ hiện đại chỉ có tại 3 quận gồm Hải Châu chiếm 39% nguồn cung, Thanh Khê 36% và Cẩm Lệ với 25%.
Giá thuê trung bình và công suất thuê đều có xu hướng giảm từ năm 2010. Trong nửa đầu 2014, công suất thuê vào khoảng 88%, giảm 5 % so với năm 2013. Chỉ có quận Cẩm Lệ đạt được công suất 100%. Giá thuê trung bình giảm 12% so với năm ngoái do hoạt động thị trường yếu.
Theo Savills, nguyên nhân gây nên tình trạng ế ẩm tại các trung tâm thương mại là do lượng khách ở hầu hết các trung tâm bán lẻ của Đà Nẵng khá thấp do thiếu các khu vực vui chơi giải trí để thu hút khách hàng. Bên cạnh đó, người tiêu dùng Đà Nẵng nói chung ưa chuộng các điểm bán lẻ truyền thống hơn các trung tâm hiện đại.
Từ nửa cuối 2014 trở đi, 17 dự án bán lẻ sẽ gia nhập thị trường Đà Nẵng, cung cấp khoảng 165.000m² tương đương 128% nguồn cung hiện tại. Trong hai năm tới, 2 dự án tương lai sẽ cung cấp cho thị trường khoảng 25.000m².
Mặc dù tình hình hoạt động của phân khúc bất động sản thương mại tại Đà Nẵng trong 6 tháng đầu năm 2014 khá trầm lắng. Tuy nhiên, Savills cũng có cái nhìn khá lạc quan về triển vọng thị trường trong tương lai khi Đà Nẵng vẫn đứng đầu cả nước về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và là một trong những điểm đầu tư hấp dẫn nhất Việt Nam trong năm 2013 (Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI).