Thị trường BĐS Hà Nội sẽ phục hồi sau TP. HCM
Do tình trạng đầu cơ lớn tại thị trường bất động sản Hà Nội, CTCP Chứng Khoán Bản Việt (VCSC) luôn tin rằng thị trường TP. HCM sẽ phục hồi sớm hơn.
Theo báo cáo mới đây của Bộ Xây dựng, tổng giá trị tồn kho BĐS cả nước tính đến ngày 25/02/2014 khoảng 92.690 tỷ đồng, giảm 1.768 tỷ đồng (giảm 1,87%) so với tháng 12/2013. Cụ thể, tồn kho căn hộ chung cư 19.210 căn, tương đương 28.582 tỷ đồng; Tồn kho nhà thấp tầng 13.516 căn, tương đương 24.029 tỷ đồng (chiếm 26%); Tồn kho đất nền nhà ở 9.119.001 m2, tương đương 33.880 tỷ đồng (chiếm 37%); Đất nền thương mại 2.001.904 m2, tương đương 6.198 tỷ đồng (chiếm 7%).
Tại Hà Nội, giá trị tồn kho ước tính 12.601 tỷ đồng, giảm gần 369 tỷ đồng (giảm 2,8%) so với tháng 12/2013, trong đó căn hộ chung cư còn lại 3.164 căn tương đương 3.565 tỷ đồng (giảm 294 căn so với tháng 12/2013). Tồn kho nhà thấp tầng là 3.096 căn tương đương 9.036 tỷ đồng (giảm 26 căn so với tháng 12/2013).
Tại Tp.HCM, tổng giá trị tồn kho khoảng 16.713 tỷ đồng, giảm 755 tỷ đồng (giảm 4.32%) so với tháng 12/2013. Trong đó, căn hộ chung cư còn tồn 7.520 căn tương đương 12.959 tỷ đồng (giảm 310 căn so với tháng 12/2013). Tồn kho nhà thấp tầng là 755 căn, tương đương 2.114 tỷ đồng (giảm 52 căn so với tháng 12/2013); Tồn kho đất nền nhà ở 264.629 m2, tương đương 1.203 tỷ đồng; Tồn kho đất nền thương mại 34.318 m2, tương đương 437 tỷ đồng.
Theo phân tích của CTCP Chứng Khoán Bản Việt (VCSC), tồn kho BĐS tại Hà Nội và TP. HCM có tốc độ giảm nhanh hơn tốc độ trung bình của cả nước, lần lượt giảm 2,8% và 4,3% tính từ đầu năm 2014. Trong đó, có sự khác biệt đáng kể giữa tỷ trọng tồn kho của hai thành phố này. Cụ thể, nhà phố/biệt thự chiếm 72% lượng tồn kho (trị giá 12.600 tỷ đồng) ở Hà Nội. Ngược lại, căn hộ chiếm 78% lượng tồn kho (trị giá 16.700 tỷ đồng) tại TP. HCM.
Bộ Xây dựng cho biết, tồn kho bất động sản đất nền tại Hà Nội chủ yếu là từ các dự án nằm ở xa trung tâm thủ đô (VCSC cho rằng cho rằng là nhằm tận dụng theo việc mở rộng thành phố Hà Nội), và cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện. Điều này phản ánh tình trạng đầu cơ lớn tại thị trường bất động sản Hà Nội, do đó VCSC luôn tin rằng thị trường TP. HCM sẽ phục hồi sớm hơn.
Trước đó, tháng 11/2013 Báo cáo của VCSC cũng đã khẳng định giá BĐS đã chạm đáy đặc biệt là tại TPHCM. Mặc dù sự phục hồi của thị trường là chưa mạnh trong giai đoạn hiện nay, nhưng điều đó sẽ trở nên rõ ràng hơn trong 1-2 năm tới. VCSC cũng cho rằng BĐS có thể vẫn là một kênh đầu tư tốt vào thời điểm hiện tại bởi hiện nay lãi suất huy động thấp, thị trường vàng và ngoại hối tỏ ra kém hấp dẫn do các chính sách của Chính phủ trong việc kiểm soát thị trường tự do. Vì vậy, giới đầu cơ có thể bị hấp dẫn bởi BĐS do lợi suất cao (từ 5-8%) và khả năng bảo toàn giá trị trước lạm phát.
Tại Hà Nội, giá trị tồn kho ước tính 12.601 tỷ đồng, giảm gần 369 tỷ đồng (giảm 2,8%) so với tháng 12/2013, trong đó căn hộ chung cư còn lại 3.164 căn tương đương 3.565 tỷ đồng (giảm 294 căn so với tháng 12/2013). Tồn kho nhà thấp tầng là 3.096 căn tương đương 9.036 tỷ đồng (giảm 26 căn so với tháng 12/2013).
Tại Tp.HCM, tổng giá trị tồn kho khoảng 16.713 tỷ đồng, giảm 755 tỷ đồng (giảm 4.32%) so với tháng 12/2013. Trong đó, căn hộ chung cư còn tồn 7.520 căn tương đương 12.959 tỷ đồng (giảm 310 căn so với tháng 12/2013). Tồn kho nhà thấp tầng là 755 căn, tương đương 2.114 tỷ đồng (giảm 52 căn so với tháng 12/2013); Tồn kho đất nền nhà ở 264.629 m2, tương đương 1.203 tỷ đồng; Tồn kho đất nền thương mại 34.318 m2, tương đương 437 tỷ đồng.
Theo phân tích của CTCP Chứng Khoán Bản Việt (VCSC), tồn kho BĐS tại Hà Nội và TP. HCM có tốc độ giảm nhanh hơn tốc độ trung bình của cả nước, lần lượt giảm 2,8% và 4,3% tính từ đầu năm 2014. Trong đó, có sự khác biệt đáng kể giữa tỷ trọng tồn kho của hai thành phố này. Cụ thể, nhà phố/biệt thự chiếm 72% lượng tồn kho (trị giá 12.600 tỷ đồng) ở Hà Nội. Ngược lại, căn hộ chiếm 78% lượng tồn kho (trị giá 16.700 tỷ đồng) tại TP. HCM.
Bộ Xây dựng cho biết, tồn kho bất động sản đất nền tại Hà Nội chủ yếu là từ các dự án nằm ở xa trung tâm thủ đô (VCSC cho rằng cho rằng là nhằm tận dụng theo việc mở rộng thành phố Hà Nội), và cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện. Điều này phản ánh tình trạng đầu cơ lớn tại thị trường bất động sản Hà Nội, do đó VCSC luôn tin rằng thị trường TP. HCM sẽ phục hồi sớm hơn.
Trước đó, tháng 11/2013 Báo cáo của VCSC cũng đã khẳng định giá BĐS đã chạm đáy đặc biệt là tại TPHCM. Mặc dù sự phục hồi của thị trường là chưa mạnh trong giai đoạn hiện nay, nhưng điều đó sẽ trở nên rõ ràng hơn trong 1-2 năm tới. VCSC cũng cho rằng BĐS có thể vẫn là một kênh đầu tư tốt vào thời điểm hiện tại bởi hiện nay lãi suất huy động thấp, thị trường vàng và ngoại hối tỏ ra kém hấp dẫn do các chính sách của Chính phủ trong việc kiểm soát thị trường tự do. Vì vậy, giới đầu cơ có thể bị hấp dẫn bởi BĐS do lợi suất cao (từ 5-8%) và khả năng bảo toàn giá trị trước lạm phát.
Thanh Ngà