Xu hướng "ông lớn" Trung Quốc đầu tư vào BĐS Việt Nam là tất yếu
"Tôi cho rằng xu hướng các nhà đầu tư Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam là tất yếu. Tuy nhiên, để khẳng định họ là nhà đầu tư chính hay không vẫn còn quá sớm", ông Dũng cho biết.
Cuối năm 2013, đánh giá về triển vọng dòng vốn ngoại vào thị trường nhà đất năm 2014, ông Troy Griffiths, Phó giám đốc điều hành Savills Việt Nam đã có dự báo khá táo bạo khi cho rằng: “Năm 2014 chúng tôi nhận thấy tiềm năng khá lớn từ các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc... Tuy nhiên, chính là nhà đầu tư đến từ Trung Quốc mới là tâm điểm của mọi chú ý.
"Chúng tôi đã nhận được rất nhiều yêu cầu mua lại các dự án BĐS từ Trung Quốc. Điển hình nhất là năm 2013, Quỹ đầu tư Warburg Pincus (Hông Kông) chính thức ký hợp đồng góp 200 triệu USD để mua khoảng 20% cổ phần trong Vincom Retail, Công ty thành viên của Tập đoàn Vingroup”, ông Troy Griffiths cho biết.
Khẳng định thêm nhận định táo bạo của ông Troy Griffiths, Tổng giám đốc CBRE Marc Townsend nhấn mạnh rằng: "Mặc dù chúng ta có thể không bao giờ ngờ tới nhưng dòng vốn từ Trung Quốc sẽ là nguồn tài trợ lớn nhất của các giao dịch bất động sản".
Nhìn nhận về vấn đề này trong 4 tháng đầu năm 2014, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Lê Minh Dũng - Giám đốc CBRE Việt Nam.
Thưa ông, cuối năm 2013 nhiều người nhận định tiền từ Trung Quốc sẽ là dòng vốn chính cho BĐS Việt Nam 2014. Qua 4 tháng đầu năm 2014, ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?
Rõ ràng, không riêng gì Việt Nam mà toàn bộ Đông Nam Á cũng nhiều nước khác của Châu Á cũng đang nhìn nhận dòng tiền từ Đại Lục rất là lớn, khả thi. Đặc biệt, trong mấy tháng vừa qua CBRE đã đón nhận nhiều nhà đầu tư đến từ Trung Quốc sang Việt Nam khảo sát rất là nhiều.
Vậy phân khúc BĐS được họ quan tâm nhiều nhất là phân khúc nào ?
Phân khúc BĐS để ở gồm chung cư và biệt thự/liền kề là hai phân khúc thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư Trung Quốc. Tuy nhiên, phân khúc chung cư sẽ khả thi hơn cho các nhà đầu tư Trung Quốc bởi họ có công nghệ cũng như là sức lao động, vật liệu xây dựng cạnh tranh với thế giới. Đặc biệt, phân khúc nhà ở bình dân sẽ là phân khúc hấp dẫn các nhà đầu tư Trung Quốc hơn là phân khúc nhà ở cao cấp.
Theo ông, khu vực nào được các nhà đầu tư Trung Quốc quan tâm?
Bao giờ thì họ cũng ưu tiên Hà Nội và TP HCM trước rồi mới đến các thành phố khác như Đà Nẵng....
Vậy ông có con số cụ thể nào về giao dịch của các nhà đầu tư Trung Quốc tại thị trường BĐS Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2014 ?
Hiện tại, chúng ta thấy họ đang ở giai đoạn nghiên cứu và triển khai chứ chưa phải họ đã đăng ký để họ đầu tư. Vì vậy, vẫn chưa có một con số cụ thể nào.
Theo ông, Việt Nam có phải là mục tiêu đầu tư chính của các nhà đầu tư Trung Quốc trong năm 2014 không?
Tôi cho rằng xu hướng các nhà đầu tư Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam là tất yếu. Tuy nhiên, để khẳng định họ là nhà đầu tư chính hay không vẫn còn quá sớm vì ngoài Việt Nam các nhà đầu tư Trung Quốc còn đầu tư rất nhiều ở Malaysia, Singapore, Hong Kong, Indonesia, Myanmar, Úc, Anh....
Ngoài ra, chúng ta cùng thấy rằng Việt Nam sát biên giới với Trung Quốc vì vậy nhà đầu tư Trung Quốc sẽ tập trung đầu tư vào Việt Nam là điều dễ thấy. Và thông thường họ đầu tư là đầu tư lớn.
Xin cảm ơn ông!
"Chúng tôi đã nhận được rất nhiều yêu cầu mua lại các dự án BĐS từ Trung Quốc. Điển hình nhất là năm 2013, Quỹ đầu tư Warburg Pincus (Hông Kông) chính thức ký hợp đồng góp 200 triệu USD để mua khoảng 20% cổ phần trong Vincom Retail, Công ty thành viên của Tập đoàn Vingroup”, ông Troy Griffiths cho biết.
Khẳng định thêm nhận định táo bạo của ông Troy Griffiths, Tổng giám đốc CBRE Marc Townsend nhấn mạnh rằng: "Mặc dù chúng ta có thể không bao giờ ngờ tới nhưng dòng vốn từ Trung Quốc sẽ là nguồn tài trợ lớn nhất của các giao dịch bất động sản".
Nhìn nhận về vấn đề này trong 4 tháng đầu năm 2014, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Lê Minh Dũng - Giám đốc CBRE Việt Nam.
Thưa ông, cuối năm 2013 nhiều người nhận định tiền từ Trung Quốc sẽ là dòng vốn chính cho BĐS Việt Nam 2014. Qua 4 tháng đầu năm 2014, ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?
Ông Lê Minh Dũng |
Rõ ràng, không riêng gì Việt Nam mà toàn bộ Đông Nam Á cũng nhiều nước khác của Châu Á cũng đang nhìn nhận dòng tiền từ Đại Lục rất là lớn, khả thi. Đặc biệt, trong mấy tháng vừa qua CBRE đã đón nhận nhiều nhà đầu tư đến từ Trung Quốc sang Việt Nam khảo sát rất là nhiều.
Vậy phân khúc BĐS được họ quan tâm nhiều nhất là phân khúc nào ?
Phân khúc BĐS để ở gồm chung cư và biệt thự/liền kề là hai phân khúc thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư Trung Quốc. Tuy nhiên, phân khúc chung cư sẽ khả thi hơn cho các nhà đầu tư Trung Quốc bởi họ có công nghệ cũng như là sức lao động, vật liệu xây dựng cạnh tranh với thế giới. Đặc biệt, phân khúc nhà ở bình dân sẽ là phân khúc hấp dẫn các nhà đầu tư Trung Quốc hơn là phân khúc nhà ở cao cấp.
Theo ông, khu vực nào được các nhà đầu tư Trung Quốc quan tâm?
Bao giờ thì họ cũng ưu tiên Hà Nội và TP HCM trước rồi mới đến các thành phố khác như Đà Nẵng....
Vậy ông có con số cụ thể nào về giao dịch của các nhà đầu tư Trung Quốc tại thị trường BĐS Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2014 ?
Hiện tại, chúng ta thấy họ đang ở giai đoạn nghiên cứu và triển khai chứ chưa phải họ đã đăng ký để họ đầu tư. Vì vậy, vẫn chưa có một con số cụ thể nào.
Theo ông, Việt Nam có phải là mục tiêu đầu tư chính của các nhà đầu tư Trung Quốc trong năm 2014 không?
Tôi cho rằng xu hướng các nhà đầu tư Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam là tất yếu. Tuy nhiên, để khẳng định họ là nhà đầu tư chính hay không vẫn còn quá sớm vì ngoài Việt Nam các nhà đầu tư Trung Quốc còn đầu tư rất nhiều ở Malaysia, Singapore, Hong Kong, Indonesia, Myanmar, Úc, Anh....
Ngoài ra, chúng ta cùng thấy rằng Việt Nam sát biên giới với Trung Quốc vì vậy nhà đầu tư Trung Quốc sẽ tập trung đầu tư vào Việt Nam là điều dễ thấy. Và thông thường họ đầu tư là đầu tư lớn.
Xin cảm ơn ông!
Thanh Ngà