Thiếu sắt, nguyên nhân làm tăng nguy cơ suy tim
Theo tổ chức y tế thế giới WHO, người thiếu sắt thường bị thiếu máu và đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến suy tim.
- 10-12-2016Bạn đã bao giờ tò mò về tiếng "ọp ọp" mỗi khi bụng rỗng chưa?
- 10-12-2016Cách đúng đắn để thực hiện quy trình chăm sóc da mỗi sáng thức giấc
Bà Natalie Parleta, chuyên gia dinh dưỡng tại đại học Nam Úc giải thích cụ thể việc thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu chất sắt có tác động nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Sắt đóng vai trò thiết yếu trong quá trình trao đổi chất, bao gồm vận chuyển oxy trong máu, tổng hợp DNA, hỗ trợ chức năng miễn dịch và tái tạo năng lượng cho cơ thể. Sắt tham gia hình thành hemoglobin để vận chuyển oxy đi nuôi cơ thể. Khi nồng độ hemoglobin và lượng tế bào hồng cầu quá thấp sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu, tác động tiêu cực lâu dài về chức năng não và hành vi.
Thiếu sắt ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể, sức khỏe sinh sản và sự phát triển của trí não. Các triệu chứng của người thiếu sắt bao gồm mệt mỏi, đau đầu, rối loạn tăng động, hội chứng chân không nghỉ …
Người thiếu sắt thường bị thiếu máu và cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến suy tim, theo tổ chức y tế thế giới WHO.
Phụ nữ mang thai nên đặc biệt lưu ý, việc thiếu máu có thể dẫn đến sinh non, cao huyết áp hoặc tiểu đường. Tuy nhiên, người thiếu sắt cũng cần phải biết cân bằng nồng độ sắt trong cơ thể theo tư vấn của bác sĩ trước khi bổ sung chất sắt bởi vì thừa sắt hay thiếu sắt đều không có lợi cho sức khỏe.
Nhu cầu về bổ sung lượng sắt cần thiết tùy theo độ tuổi và giới tính của từng người. Nữ giới cần phải bổ sung lượng sắt nhiều hơn nam giới. Nam giới ở độ tuổi 1 -18 tuổi nên bổ sung 11mg/ngày và 8mg/ngày cho độ tuổi từ 18 trở lên. Trong khi đó, nữ giới nữ 14 – 50 cần bổ sung 15mg/ngày. Đặc biệt, phụ nữ mang thai cần 27 mg nhưng đến giai đoạn cho con bú chỉ cần 10mg. Người ăn chay cũng cần bổ xung sắt cao hơn người thường 1.8 lần.
Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu sắt. Các loại thực phẩm như thịt, cá, đậu, rau lá xanh, các loạt hạt và trái cây khô là nguồn thực phẩm cung cấp chất sắt dồi dào.
Bên cạnh đó vitamin C cũng đóng vai trò không nhỏ trong quá trình giúp cơ thể hấp thụ sắt. Một số thực phẩm giàu vitamin C như đậu xanh, nước chanh, xà lách, dâu tây, đu đủ, súp lơ xanh… cần phải được thêm vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày.
Sắt là một chất dinh dưỡng thiết yếu đóng vai trò trong hàng loạt chức năng của cơ thể và não. Người thiếu sắt cần phải được kiểm tra y tế trước khi có một sự bổ sung sắt đủ cho cơ thể.