Thịt vịt là “thuốc bổ thượng hạng” trong Đông y nhưng kết hợp cùng 4 loại thực phẩm này có thể sinh độc
Theo các tài liệu y thư cổ, thịt vịt được coi là loại 'thuốc bổ thượng hạng', có tác dụng điều hòa ngũ tạng, trừ nhiệt, bổ hư… Tuy nhiên cần lưu ý rằng nó không phù hợp để ăn chung với một số loại thực phẩm.
- 13-09-2021Thịt vịt rất tốt nhưng tuyệt đối không kết hợp với 3 thực phẩm này kẻo ngộ độc: Người kinh nghiệm sẽ biết nấu với 6 món khác để nhân đôi lợi ích
- 06-08-2021Sai lầm khi ăn thịt vịt mà đa số người Việt đều gặp phải: 5 món "khoái khẩu" của nhiều người, đặc biệt là cánh mày râu lại rất bẩn và độc!
- 22-07-2021Đừng kết hợp thịt vịt với 5 món "đại kỵ" này vì sẽ sinh độc hoặc làm mất dinh dưỡng
- 13-02-2021Đã tìm ra đại gia đình có cỗ Tết “khủng” nhất: 11 triệu tiền thịt, 120 trái khổ qua, 160 hột vịt nhưng chưa sốc bằng khối lượng củ kiệu
- 03-08-2020Thịt vịt "rẻ bèo" nhưng tốt ngang thang thuốc quý: Nấu món gì cũng ngon nhưng tuyệt đối đừng kết hợp với 4 thực phẩm này mà có ngày sinh độc
Thịt vịt là món ăn dân dã, phổ biến trên bàn ăn của nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, chúng còn được coi là món thịt giải ngấy vì thịt vịt ít mỡ, lại thơm ngon. Vịt không cần chế biến quá cầu kỳ, chỉ cần mang đi luộc, chấm cùng nước mắm gừng là đã đủ để tạo thành một bữa ăn ngon lành, đủ chất.
Ăn thịt vịt là cách để chúng ta hấp thụ một lượng không nhỏ vi chất dinh dưỡng, bao gồm sắt, selen và một lượng nhỏ vitamin C. Trong Đông y, thịt vịt cũng mang nhiều lợi ích trong việc chữa bệnh.
Ăn thịt vịt là cách để chúng ta hấp thụ một lượng không nhỏ vi chất dinh dưỡng...
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), cho biết trong Đông y, thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, có tác dụng tư âm, dưỡng vị, có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh tim mạch, lao phổi và ung thư...
Trong sách Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân ghi: Thịt vịt chữa các chứng bệnh tiểu tiện bất lợi, nhiệt bệnh, hư lao, bổ ngũ tạng và thủy đạo. Nên chọn các loại vịt đực đầu xanh hoặc vịt lông trắng, xương đen, mỏ đen càng tốt…
Đặc biệt, theo các tài liệu y thư cổ, thịt vịt được coi là loại "thuốc bổ thượng hạng", có tác dụng điều hòa ngũ tạng, trừ nhiệt, bổ hư… Ngoài ra, sách Nhật cũng đánh giá loại thịt bổ dưỡng này có tác dụng sinh tân dịch, trấn định tâm thần, nuôi dưỡng dạ dày…
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng cho biết, thịt vịt có thể kết hợp cùng kim ngân hoa để tạo thành "bài thuốc quý" giúp làm đẹp da hiệu quả, đặc biệt có lợi trong việc giải độc, tiêu mụn, nhuận da...
Trong sách Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân ghi: Thịt vịt chữa các chứng bệnh tiểu tiện bất lợi, nhiệt bệnh, hư lao, bổ ngũ tạng và thủy đạo.
Thịt vịt cũng có thể nấu cùng củ mài để làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu, giúp bồi bổ cơ thể rất tốt. Hoặc có thể nấu cháo vịt để bổ sung lượng lớn protein và thúc đẩy quá trình đào thải các chất dư thừa.
Ngược lại, không phải thực phẩm nào cũng tốt khi kết hợp cùng với thịt vịt vì kỵ nhau, có thể tạo ra các phản ứng không tốt cho cơ thể.
4 loại thực phẩm không nên kết hợp cùng thịt vịt
1. Loại quả có tính nóng: Mận, xoài, mít, chôm chôm...
Trong Đông y, thịt vịt tính hàn, có công dụng giải nhiệt, trong khi một số quả như mận, xoài, mít, chôm chôm lại có tính nóng. Không nên sử dụng 2 loại thực phẩm có đặc tính trái ngược nhau này trong một bữa ăn vì sẽ gây ra chứng khó tiêu, chướng bụng, nóng ruột và gây hại đến sức khỏe.
2. Thịt ba ba
Trong thịt vịt và thịt ba ba chứa những chất kỵ với nhau, nếu ăn cùng một lúc sẽ gây ra phù phũng, tiêu chảy. Ngoài ra, thịt vịt chứa nhiều đạm còn thịt ba ba lại giàu chất sinh học - chất này có thể làm biến đổi hàm lượng đạm, do đó làm giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai loại thịt.
3. Thịt rùa
Bạn không nên ăn thịt rùa chung với thịt vịt vì có thể gây nên tình trạng "âm thịnh dương suy", gây ra bệnh phù nề, tiêu chảy.
4. Tỏi
Tỏi có tính nóng, trong khi đó thịt vịt có tính hàn, nên nếu kết hợp sẽ không hề có lợi cho đường ruột và hệ tiêu hóa.
Trong thịt vịt và thịt ba ba chứa những chất kỵ với nhau, nếu ăn cùng một lúc sẽ gây ra phù phũng, tiêu chảy.
Lưu ý:
Người có thể chất yếu, lạnh không nên ăn thịt vịt. Bởi theo Đông y, thịt vịt có tính lạnh, đối với những người có thể trạng hàn lạnh sau khi ăn vào có thể sẽ gây lạnh bụng, dẫn đến cảm giác chán ăn, đau bụng, tiêu chảy hoặc các dấu hiệu tiêu hóa bất lợi khác.
Phụ nữ Việt Nam