MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thợ vẽ tranh kiếm được tiền tỷ nhờ vào bán "hàng giả", cầm cọ 20 năm mới thực sự thức tỉnh, được mệnh danh là "Van Gogh Trung Quốc"

01-02-2024 - 19:12 PM | Sống

Thợ vẽ tranh kiếm được tiền tỷ nhờ vào bán "hàng giả", cầm cọ 20 năm mới thực sự thức tỉnh, được mệnh danh là "Van Gogh Trung Quốc"

Được mệnh danh là “Van Gogh Trung Quốc”, Triệu Tiểu Dũng đã kiếm được tiền tỷ nhờ vào chép danh của danh họa nổi tiếng này. Trong chuyến đi triển lãm bảo tàng, đứng trước bức tranh thật của họa sĩ Van Gogh, anh đã thức tỉnh, hiểu ra giá trị của việc mình làm suốt 20 năm nay.

Ngôi làng “sinh ra” họa sĩ

Doanh nhân Hoàng Giang lớn lên ở một vùng quê chuyên vẽ tranh sơn dầu, anh là nhà kinh doanh tranh vẽ và vô cùng nổi tiếng trong ngành. Lúc đó chép tranh chưa có nổ rộ, Hoàng Giang đã đưa hàng chục người họa sĩ đến làng Dafen, quận Longgang tỉnh Thâm Quyến, Trung Quốc. Anh mở một xưởng tranh chuyên chép lại của những họa sĩ nổi tiếng trên thế giới như Van Gogh, Claude Monet rồi bán ra nước ngoài. Cứ như vậy,  kinh doanh của anh ngày càng phát triển. Xưởng vẽ từ mấy chục thợ vẽ lên đến hàng nghìn người, danh tiếng lan truyền ngày càng xa.


Thợ vẽ tranh kiếm được tiền tỷ nhờ vào bán "hàng giả", cầm cọ 20 năm mới thực sự thức tỉnh, được mệnh danh là "Van Gogh Trung Quốc" - Ảnh 1.

Thợ vẽ tranh kiếm được tiền tỷ nhờ vào bán "hàng giả", cầm cọ 20 năm mới thực sự thức tỉnh, được mệnh danh là "Van Gogh Trung Quốc" - Ảnh 2.


Những người thợ vẽ trong xưởng được phân công lao động rõ ràng. Một người phụ trách vẽ mắt, một người phụ trách môi… Ngày này qua tháng khác, công việc cứ lặp đi lặp lại, chỉ là chép những bức tranh nổi tiếng. Họ làm quen tay đến nỗi là có thể vẽ một bức tranh mà không cần nhìn vào bức tranh gốc.

“Van Gogh Trung Quốc"ra đời

Thợ vẽ tranh kiếm được tiền tỷ nhờ vào bán "hàng giả", cầm cọ 20 năm mới thực sự thức tỉnh, được mệnh danh là "Van Gogh Trung Quốc" - Ảnh 3.

Là đứa trẻ xuất thân trong gia đình nghèo khó, từ nhỏ Triệu Tiểu Dũng vô cùng hiểu chuyện. Anh yêu thích vẽ tranh, gia đình lại không có điều kiện nên anh không được học vẽ bài bản. Anh có một người anh họ đam mê vẽ, mỗi ngày anh đều quan sát anh họ vẽ rồi tự mình vẽ lại, tự mình rèn rũa.

Cứ như vậy, cho đến khi anh 13 tuổi, vì áp lực kinh tế gia đình nên học hết lớp 6 rồi nghỉ học. Mặc dù thầy cô nhận xét anh là đứa trẻ thông minh, động viên tiếp tục học tập. Nhưng nhìn lại cuộc sống còn quá nhiều thứ phải lo toan bộn bề, anh quyết định nghỉ học, ra ngoài bươn chải kiếm tiền.

Thợ vẽ tranh kiếm được tiền tỷ nhờ vào bán "hàng giả", cầm cọ 20 năm mới thực sự thức tỉnh, được mệnh danh là "Van Gogh Trung Quốc" - Ảnh 4.

Sau khi bỏ học, anh quen được rất nhiều bạn bè, 15 tuổi anh và bạn bè đến Thâm Quyến làm việc, vì lúc đó Thâm Quyến là thành phố phát triển rất nhanh. Lần đầu tiên rời khỏi quê hương, đến với thành phố mới lạ, Triệu Tiểu Dũng không tránh khỏi những điều lạ lẫm. Anh nhìn thấy gì cũng thấy lạ lẫm. Kèm theo đó là cảm giác lo sợ. Thành phố lớn như vậy, mình là ai, mình nên làm gì, có con đường nào dành cho mình. May mắn, anh gặp gặp được một người đồng hương và được giúp đỡ rất nhiều.

Thợ vẽ tranh kiếm được tiền tỷ nhờ vào bán "hàng giả", cầm cọ 20 năm mới thực sự thức tỉnh, được mệnh danh là "Van Gogh Trung Quốc" - Ảnh 5.

Nhận được sự giúp đỡ của người này, anh Triệu đến xưởng mây tre đan làm việc. Công việc chỉ cần tô màu lên hình nộm. Vốn dĩ Triệu Tiểu Dũng rất thích vẽ tranh nên anh rất thích công việc này. Cứ như vậy cho đến một hôm, một người bạn giới thiệu anh đến làng Dafen làm việc. Anh nghĩ đây là cơ hội tốt giúp anh có thể thỏa mãn niềm đam mê hội họa của mình đồng thời có thể hiện thực hóa giấc mơ của mình nên vậy anh liền đồng ý.

Sau khi nghỉ việc, anh đã đến làng Dafen để vẽ tranh sơn dầu. Với tài năng, sự chăm chỉ và sự cầu tiến của mình anh đã nhanh chóng bán được bức tranh đầu tiên và đương nhiên không dừng lại tại đó. Ngày càng có nhiều người mua tranh của anh. Tác phẩm mà anh yêu thích nhất lại là tranh của Van Gogh. Từ đó trở đi, trong vòng 20 năm liền anh chép tranh của Van Gogh để kiếm tiền và được mệnh danh là “Van Gogh Trung Quốc”.


Sự thức tỉnh của một “thợ vẽ”

Mặc dù 20 năm chép tranh của Van Gogh nhưng anh chưa một lần nào được nhìn thấy tranh gốc của người họa sĩ nổi tiếng này. Nhân một lần có cơ hội được đến Hà Lan, anh đã thực hiện mong muốn này của mình. Vào năm 2014, cuối cùng anh ấy đã đến Amsterdam để tận mắt chứng bức tranh thật mà anh ấy đã bắt chước trong suốt 20 năm.

Đứng trước bức tranh kinh điển hàng chục phút mà anh dưng dưng nước mắt. Lúc đó anh mới nhận ra tranh bản thân mình chép và tranh gốc, chúng không giống nhau chút nào. Nếu như tranh của Van Gogh được treo ở một nơi trang trong trong viện bảo tàng thì tranh của anh chỉ được đặt ở trong những chiếc giỏ mây của những người bán hàng rong ở lối đi vào trong viện bảo tàng. Anh còn nhận ra khoảng cách giữa tranh của anh và Van Gogh không chỉ là vấn đề mức độ giống nhau mà còn là khoảng cách rất lớn giữa một “họa sĩ”  và một “thợ vẽ”.

Thợ vẽ tranh kiếm được tiền tỷ nhờ vào bán "hàng giả", cầm cọ 20 năm mới thực sự thức tỉnh, được mệnh danh là "Van Gogh Trung Quốc" - Ảnh 6.


Anh suy nghĩ rất nhiều về việc mình làm trong suốt 20 năm qua. Anh dành nhiều thời gian chỉ để luyện tập để sao cho chép lại những bức tranh nổi tiếng giống nhất. Nhưng dù có giống đến đâu, tác phẩm của anh cũng chỉ có thể núp tác phẩm vĩ đại và được bán trong các cửa hàng lưu niệm ở lối vào bảo tàng. Anh tự hỏi bản thân rằng: “Cầm cọ 20 năm trời mình có phải là họa sĩ không?

Chuyến đi này đã thay đổi nhận thức của Triệu Tiểu Dũng. Anh không muốn sao chép tác phẩm người khác, anh muốn vẽ bức tranh của chính mình, cho chính mình, do chính sự sáng tạo của mình. Cuối cùng thì anh cũng bắt đầu cầm cọ vẽ lên bức tranh của đầu tiên của chính mình.

Thợ vẽ tranh kiếm được tiền tỷ nhờ vào bán "hàng giả", cầm cọ 20 năm mới thực sự thức tỉnh, được mệnh danh là "Van Gogh Trung Quốc" - Ảnh 7.

Đó là bức đầu tiên là trong xưởng, nơi anh đã làm việc hơn 20 năm. Trong tranh, ông và vợ đang cùng nhau vẽ tranh. Sau khi vẽ xong ở xưởng vẽ, Triệu Tiểu Dũng trở về quê để vẽ tặng người bà thân yêu nhất.

Nguồn: Toutiao

Lưu Ly

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên