Thời điểm uống nước tốt cho sức khoẻ nhất trong ngày: Bạn nên biết để đừng quên!
Tác dụng của nước với sức khỏe đã được khoa học chứng minh. Tuy nhiên uống nước như thế nào và vào thời điểm nào thì không phải ai cũng biết.
- 17-09-2017Uống nước ép bầu xanh và gừng trong 6 tuần, điều bất ngờ này sẽ xảy ra với cơ thể!
- 10-09-2017Đây là những công dụng cực kỳ thần kỳ của việc uống nước pha mật ong mỗi sáng
- 28-08-2017Y học cổ truyền Ấn Độ khuyên bạn uống nước ấm thay cho nước lạnh, đây là lý do
Nước chính là cội nguồi của sự sống . Nó đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống của con người. Vậy nước có tác dụng như thế nào đối với cơ thể và khi nào thì ta nên uống nước để tốt cho sức khỏe nhất?.
Tác dụng sinh lý của nước trong cơ thể con người
1. Giúp tiêu hóa
Khi thức ăn vào miệng, thông qua hoạt động nhai và dịch nước bọt bôi trơn thức ăn sẽ đi từ thực quản đến dạ dày hoàn thành quá trình tiêu hóa và được hấp thụ.
Suốt cả quá trình này đều cần sự góp mặt của nước để gia tăng tốc độ hòa tan của dịch thể đối với thành phần chất dinh dưỡng.
2. Bài tiết chất thải
Chất dinh dưỡng của thực phẩm sau khi được tiêu hóa, hấp thụ còn lại là các chất cặn bã sẽ thông qua con đường ra mồ hôi, hô hấp và bài tiết để được đào thải ra ngoài cơ thể. Tất cả các cách đào thải này muốn diễn ra suôn sẻ đều cần đến sự giúp đỡ của nước.
3. Bôi trơn khớp xương
Giữa các khớp xương trong cơ thể cần có dịch bôi trơn để tránh gây tổn thương giữa các xương khi ma sát mà nước chính là nguồn gốc của dịch bôi trơn .
4. Cân bằng nhiệt độ cơ thể
Khi nhiệt độ môi trường thấp hơn nhiệt độ cơ thể để duy trì nhiệt độ cơ thể giúp bảo đảm hoạt động sinh lý bình thường lúc này nước trong cơ thể sẽ được giữ lại do lỗ chân lông thu nhỏ nên làm giảm thoát hơi nước.
Khi nhiệt độ môi trường cao hơn nhiệt độ cơ thể, nước sẽ thông qua lỗ thở mao mạch đang nở rộng để thoát ra ngoài giúp giảm nhiệt độ cơ thể. Cơ thể thông qua việc phân tán của nước để bảo đảm chức năng sinh tồn.
5. Bảo vệ tế bào
Nước có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất của tế bào, duy trì trạng thái bình thường của tế bào, giúp da căng bóng và có tính đàn hồi.
6. Cân bằng máu
Nước giúp cải thiện việc tuần hoàn máu, dịch mô, hỗ trợ cân bằng độ nhớt và độ pH.
Vậy thời gian nào uống nước sẽ tốt cho sức khỏe nhất?
1. Sau khi thức dậy
Sáng sớm sau khi thức dậy uống một cốc nước to sẽ giúp bù lại lượng nước đã mất sau một đêm. Việc làm này có tác dụng ngăn ngừa bệnh cao huyết áp, chảy máu não, tai biến mạch máu não.
(Ảnh minh họa)
2. Khoảng 1 tiếng trước bữa ăn
Uống nước khoảng 1 tiếng trước mỗi bữa ăn khi bụng còn đang đói giúp bổ sung nước cho bạch cầu , cung cấp nhu cầu nước cho cơ thể, bảo đảm dịch tiêu hóa được đầy đủ và nhu cầu của bài tiết để kích thích sự thèm ăn, giúp tiêu hóa ,hấp thụ tốt hơn.
Đồng thời không làm ảnh hưởng đến lượng nước sinh lý trong bạch cầu. Ngoài ra còn có thể tránh uống nước trước khi đi ngủ do khát dẫn đến thức dậy giữa đêm khiến mắt bị thâm quầng vào ngày hôm sau .
3. Uống nước trong giờ giải lao khi làm việc
Uống nước trong giờ giải lao khi làm việc sẽ giúp bổ sung lượng nước đã bị tiêu hao do ra mồ hôi trong quá trình làm việc và do đi tiểu.
Hơn nữa các chất cặn bã tích tụ trong cơ thể cũng sẽ dễ dàng được đào thải ra ngoài.
4. Buổi tối trước khi đi ngủ
Trước khi đi ngủ không nên uống quá nhiều nước nếu không muốn số lần thức dậy giữa đêm sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Nhưng không vì thế mà không uống nước. Nên nhấp hai ngụm nước trước lúc đi ngủ. Vì khi ngủ say nước trong cơ thể sẽ bị hao hụt khiến lượng nước trong huyết tương giảm, độ nhớt của máu tăng cao.
Trước khi ngủ uống một ít nước có thể làm giảm hiện tượng này từ đó làm giảm nguy cơ tai biến mạch máu não.
Ngoài ra, người già trước khi ngủ nên chuẩn bị sẵn một cốc nước bên cạnh giường, nếu cảm thấy khát có thể uống vài ngụm.
5. Khi bị ốm
Người bị táo bón nên đặc biệt chú ý bổ sung đầy đủ nước. Uống nhiều nước có thể kích thích ruột co bóp và làm mềm phân.
Khi bị cảm sốt nên uống nhiều nước mục đích là để giúp cơ thể hạ bớt nhiệt.
Khi bị cảm sốt nên uống nhiều nước mục đích là để giúp cơ thể hạ bớt nhiệt
Người bị viêm bàng quang càng phải uống nhiều nước hơn so với bình thường để lượng nước tiểu nhiều lên, tăng lượng thông rửa từ đó giảm bớt triệu chứng viêm.
6. Sau khi bật điều hòa nửa tiếng
Không khí trong phòng điều hòa thường khô dễ làm tiêu hao nước trong cơ thể khiến niêm mạc ở khoang mũi khô, thậm chí dẫn đến bệnh viêm phế quản.
Do vậy, sau khi bật điều hòa nửa tiếng nên kịp thời bổ sung thêm nước như nước lọc, nước khoáng, nước chanh đều được. Nhiệt độ nước khoảng 40 độ C là thích hợp.
7. Sau khi tắm xong
Sau khi tắm xong rất nhiều người có cảm giác khát nên vội cầm cốc nước lên uống hết một hơi.
Nhưng họ không biết rằng, sau khi tắm nước nóng huyết quản nở ra do ảnh hưởng của nước nóng khiến cho lượng máu lưu thông tăng, tim đập nhanh hơn mức bình thường.
Nếu uống nước quá nhanh sẽ gây bất lợi đối với sức khỏe đặc biệt là đối với người già vậy nên hãy uống một cốc nước ấm một cách chậm rãi từng ngụm nhỏ.
*Theo Sina
Trí thức trẻ