Thói quen ăn thịt của người Việt đã thay đổi: Chuyên gia cảnh báo sướng miệng thì hại thận
Xã hội phát triển, thực phẩm nhiều hơn nên chế độ ăn của người Việt cũng thay đổi. Hiện nay, người Việt ăn nhiều thịt hơn.
- 12-11-2021Thịt bò, tôm & trứng tuy ngon, nhưng không phải ăn thế nào cũng tốt: Với nhóm người này, ăn không đúng cách thì đại bổ cũng hóa đại kỵ
- 10-11-2021Thói quen kho thịt cá 99% nhà nào cũng từng làm nhưng chuyên gia cảnh báo dễ gây ung thư, nếu bạn thường xuyên cho cả gia đình ăn kiểu này thì cần thay đổi!
- 09-11-2021Thịt lợn rất ngon nhưng có 3 bộ phận không thể ăn được: Vừa ít dinh dưỡng lại nhiều độc tố, xứng đáng xếp vào "danh sách đen"
Tại Hội thảo tham vấn kỹ thuật xây dựng chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030, PGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, cho biết: Hiện nay, trung bình một người Việt tiêu thụ 134 gram thịt/ngày, riêng người dân đô thị tiêu thụ 154 gram thịt/ngày. Trong khi đó, mức tiêu thụ thịt theo khuyến nghị dinh dưỡng là 50 - 80 gram/ngày. Tổ chức phòng chống ung thư thế giới khuyến cáo mỗi người dân không tiêu thụ quá 70 gram thịt/ngày.
Như vậy, có thể thấy lượng thịt tiêu thụ đang thừa so với khuyến nghị, gây ra tình trạng thừa dinh dưỡng đáng quan ngại. Nhưng tiêu thụ rau củ quả quả vẫn thấp hơn so với khuyến nghị. Năm 2010, trung bình một người Việt tiêu thụ 190 gram rau/ngày và 60.9 gram quả/ngày. Hiện nay, con số này tăng lên 230 gram rau/ngày và 127 gram quả/ngày. Tuy nhiên, chỉ có 65% người Việt đạt mức khuyến nghị về tiêu thụ rau quả.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trước đây bữa ăn của người Việt khá cân đối: cơm – rau (canh) – cá hoặc thịt, thì nay, bữa ăn truyền thống đó đã bị phá vỡ. Người Việt đang ăn nhiều thịt và ít rau hơn. Điều này gây ra mối lo ngại về vấn đề thừa dinh dưỡng và gánh nặng về chuyển hoá.
Ăn thừa đạm kéo dài sẽ ảnh hưởng tới cơ thể - Ảnh minh hoạ.
Trao đổi với PGS.TS. Bác sĩ Lâm Vĩnh Niên, Trưởng khoa Dinh dưỡng - Tiết chế Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM về vấn đề ăn nhiều thịt sẽ gây ra tác hại gì đối với sức khỏe, PGS.TS Vĩnh Niên cho hay: "Đối với phần lớn người khỏe mạnh, chế độ ăn giàu protein (chất đạm có trong thịt, cá, trứng, sữa…) không gây hại, nhất là khi sử dụng trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, chế độ ăn giàu protein, cụ thể là ăn thịt trong một thời gian dài có thể dẫn đến nhiều nguy cơ".
Cụ thể, một trong những vấn đề được PGS.TS Vĩnh Niên chỉ ra là khi ăn nhiều thịt, chúng ta sẽ giảm ăn carbohydrate, dẫn đến thiếu các chất dinh dưỡng hoặc thiếu chất xơ. Người ăn nhiều thịt sẽ gặp phải các vấn đề như: hơi thở hôi, táo bón...
Đối với người ăn nhiều thịt đỏ, các sản phẩm từ sữa nguyên kem có thể bị tăng nguy cơ bệnh tim.
Chế độ ăn giàu protein từ thịt có thể làm nặng hơn bệnh thận. Do ở người đã có bệnh thận, cơ thể gặp khó khăn trong việc loại bỏ các sản phẩm đào thải từ chuyển hóa protein.
PGS.TS Vĩnh Niên khuyến cáo: "Cơ thể không có kho dự trữ chất đạm, nên khi ăn thịt vượt quá nhu cầu, phần protein dư thừa sẽ được thoái hoá, trong đó nitơ được thải ra ở dạng urê, gây gánh nặng cho thận.
Ăn quá nhiều thịt vượt quá nhu cầu năng lượng của cơ thể thì phần khung sườn carbon của acid amin vẫn có thể được dự trữ ở dạng chất béo, gây thừa cân, béo phì".
Bác sĩ Niêm lưu ý khi ăn thịt nên cắt bỏ phần mỡ nhìn thấy được trước khi nấu và trước khi ăn; bỏ da đối với thịt gia cầm vì phần da thường có chứa nhiều chất béo; nên dùng cách chế biến ít béo như: luộc, kho...; bỏ phần mỡ chảy ra khi chế biến thịt.
"Lưu ý đến lượng ăn vào. Giảm khẩu phần ăn vào giúp giảm chất béo và cholesterol đi kèm. Không ăn hơn 85 g thịt ở mỗi bữa ăn, không ăn hơn 3 lần trong tuần", PGS.TS Niêm nhấn mạnh.
Mỗi người nên ăn đa dạng các loại thực phẩm đủ 4 nhóm chất đường bột, đạm (đạm động vật, đạm thực vật), chất béo, vitamin và khoáng chất. Mỗi tuần nên ăn ít nhất 3 bữa cá và nên bổ sung đậu phụ trong mỗi bữa ăn để đa dạng nguồn đạm.
Doanh nghiệp và tiếp thị