Thói quen tưởng "healthy" khiến nữ bác sĩ tâm thần tăng một mạch 30kg: Hầu hết chúng ta đều đang phạm sai lầm như vậy!
Có những thói quen tưởng chừng lành mạnh nhưng lại là "thủ phạm" gây tăng cân không phanh mà chị em không biết.
- 20-11-20242 loại nước ngon ngọt ai cũng mê là "hung thần" gây kháng insulin và tăng cân không phanh, cảnh báo người đường huyết cao cần tránh xa
- 09-11-2024Ăn cơm hay ăn mì dễ tăng cân hơn? Tưởng đơn giản nhưng nhiều người đoán sai
- 05-11-2024Nên ăn lúc nào để đỡ bị tăng cân? Chuyên gia: Tránh 4 thời điểm này nếu không muốn vòng 2 tăng nhanh bất thường
Oh Eun Young, sinh năm 1965, là bác sĩ tâm thần trẻ em nổi tiếng và người dẫn chương trình truyền hình Hàn Quốc. Không chỉ được biết đến bởi chuyên môn xuất sắc, bác sĩ Oh còn gây chú ý khi chia sẻ câu chuyện về hành trình cân nặng của mình.
Thời trẻ, bác sĩ Oh sở hữu vóc dáng thon gọn. Tuy nhiên, sự bận rộn trong công việc đã khiến cô rơi vào một thói quen ăn uống tưởng chừng lành mạnh nhưng thực tế lại gây hậu quả nghiêm trọng.
Bác sĩ Oh Eun Young tăng 30kg vì 1 sai lầm ăn uống.
"Tôi thường không ăn gì khi làm việc. Nhưng khi về nhà lúc 12 giờ đêm, tôi ăn rất nhiều trái cây thay cơm. Kết quả là tôi tăng một mạch 30kg", bác sĩ Oh chia sẻ.
Nhận thấy cơ thể trở nên nặng nề và sức khỏe bị ảnh hưởng, bác sĩ Oh đã điều chỉnh chế độ ăn uống. Thay vì ăn trái cây vào ban đêm, cô chuyển sang ăn rau và đã giảm được 21kg.
Câu chuyện của vị bác sĩ này là bài học cho tất cả chị em vì ai cũng nghĩ rằng trái cây là thực phẩm không tăng cân. Vì thế có không ít người bỏ cơm, ăn hoa quả để thay thế, cuối cùng cân nặng không chỉ tăng lên mà còn có vấn đề về đường huyết, mỡ máu.
Tại sao ăn trái cây vào ban đêm lại gây tăng cân?
Trái cây, dù tốt cho sức khỏe, lại chứa hàm lượng đường khá cao. Ăn trái cây vào ban đêm có thể dẫn đến một số vấn đề sau:
1. Tăng lượng đường trong máu
Theo Chosun, khi tiêu thụ quá nhiều trái cây, lượng đường huyết tăng nhanh, khiến hormone insulin tiết ra nhiều hơn.
Insulin dư thừa không chỉ kích thích sự hình thành tế bào mỡ mà còn có thể liên quan đến sự phát triển của một số tế bào ung thư.
2. Tích tụ mỡ thừa
Khi lượng đường tiêu thụ vượt quá mức khuyến nghị hàng ngày, cơ thể sẽ chuyển hóa phần đường dư thừa thành tế bào mỡ, dẫn đến tích tụ trong cơ thể.
Điều này không chỉ làm tăng nguy cơ béo phì mà còn góp phần gây ra mỡ máu cao, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim mạch.
3. Ảnh hưởng tiêu cực từ ăn khuya
Thói quen ăn khuya, đặc biệt sát giờ đi ngủ như trường hợp của bác sĩ Oh, được chứng minh là làm tăng nguy cơ béo phì. Một nghiên cứu từ Bệnh viện Brigham and Women phối hợp với Trường Y Harvard đã kiểm tra tác động của việc ăn khuya đối với hormone ở 16 người thừa cân hoặc béo phì.
Kết quả cho thấy, nhóm ăn khuya có:
- Mức hormone ức chế thèm ăn (leptin) thấp hơn khoảng 6% so với nhóm không ăn muộn. - Mức hormone kích thích thèm ăn (ghrelin) cao hơn trung bình 12% trong suốt 24 giờ.
Điều này có nghĩa là, ăn khuya không chỉ làm giảm cảm giác no mà còn thúc đẩy sự thèm ăn, khiến người ăn dễ nạp nhiều calo hơn mức cần thiết, từ đó dẫn đến nguy cơ tăng cân, béo phì.
Ăn trái cây đúng cách để bảo vệ sức khỏe và giữ dáng
Để tận dụng lợi ích từ trái cây mà không gây tác hại, chị em nên lưu ý:
- Thời gian ăn: Ăn trái cây trước bữa ăn một giờ hoặc sau bữa ăn từ 3-4 giờ để hấp thụ dưỡng chất tốt hơn và tránh gây tích mỡ.
- Loại trái cây nên chọn: Ưu tiên các loại có hàm lượng đường thấp như bưởi, cam, táo, việt quất... Những loại này không chỉ hỗ trợ giảm cân mà còn cung cấp vitamin, chất xơ cần thiết.
- Cân đối lượng trái cây trong chế độ ăn uống để tận dụng tối đa lợi ích mà chúng mang lại.
Nên ăn gì vào buổi tối nếu đói?
Nếu thấy đói vào buổi tối, thay vì ăn trái cây, bạn có thể chọn:
- Rau củ luộc hoặc hấp như bông cải xanh, cải bó xôi, cà rốt.
- Protein lành mạnh như trứng luộc, sữa chua không đường...
- Các loại hạt ít calo như hạnh nhân, hạt óc chó, hạt điều, hạt chia...
Phụ nữ số