Cần hình sự hóa hành vi làm giàu bất chính
Nếu như hồi tháng 10/2014, theo tin từ Ban soạn thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi, đối với việc xử lý hành vi làm giàu bất chính chưa được đưa vào Bộ luật Hình sự, thì nay, trong dự thảo lần này, hành vi đó đã có dự định được hình sự hóa.
- 29-09-2014Hình sự hóa trong lĩnh vực ngân hàng làm giảm khả năng thu hồi vốn
- 15-05-2014Dấu hiệu hình sự hóa kinh tế trong “đại án” Vifon
- 05-07-2013Chuyện dài về “hình sự hóa tranh chấp kinh tế”
- 25-12-2012Sẽ hạn chế hình sự hóa tội phạm ngân hàng?
Bộ luật Hình sự hiện hành có quy định tội chứa chấp, hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, và tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có (rửa tiền).
Nhưng những tội này, để kết được tội, thì phải chứng minh được hành vi phạm tội nguồn. Nếu không chứng minh được hành vi phạm tội nguồn, không thể xử lý được hành vi giàu lên một cách nhanh chóng. Có thể nói, đó là một khiếm khuyết của Bộ luật Hình sự.
Nay, theo báo cáo đánh giá tác động của dự án Bộ luật Hình sự sửa đổi, thì thực tế xã hội đã và đang xuất hiện nhiều cá nhân giàu lên một cách nhanh chóng mà không thể lý giải một cách thuyết phục nguồn gốc số tài sản tăng thêm này. Điều đó cho phép xã hội nghi ngờ về một sự làm ăn không minh bạch, vi phạm pháp luật hoặc phạm tội trước đó.
Làm giàu bất chính có nguồn gốc chủ yếu từ tham ô hoặc chiếm đoạt tài sản của Nhà nước. Điều đó không còn gì phải bàn. Mà muốn tham ô thì phải là quan chức, tức những người có chức vụ. Bởi chỉ những người đó mới có điều kiện để tham ô hay chiếm đoạt.
Để tham ô hay chiếm đoạt được một đồng, những kẻ đó thường làm thất thoát cho tài sản của Nhà nước 10 đồng (vụ án Dương Chí Dũng là một ví dụ tiêu biểu. Để tham ô được 10 tỷ đồng, Dũng đã làm thất thoát của Nhà nước và bị buộc phải bồi thường 110 tỷ đồng do gây thất thoát).
Thực ra, muốn phát hiện kẻ làm giàu bất chính không khó. Chỉ cần kê khai tài sản cho minh bạch, cho nghiêm, cho triệt để (bao gồm nhà, đất, cổ phiếu, tài khoản ở ngân hàng hay sổ tiết kiệm…), định giá những khối tài sản đó theo giá thị trường (bất kể chúng do ai đứng tên: vợ, con, cháu hay người thân khác của người bị kê khai), rồi quy chiếu: ở chức vụ đó, lương và các khoản thu nhập khác của cơ quan được bao nhiêu, chi phí sinh hoạt cho bản thân và gia đình hết bao nhiêu? Vợ con làm gì? Có kinh doanh không? Có thân nhân ở nước ngoài có điều kiện tài trợ hay không? Nếu không có thì vì sao lại có những khối tài sản lớn như vậy? Nếu không lý giải được một cách hợp lý, đương nhiên khối tài sản đó là bất chính, và việc có những khối tài sản đó là hành vi làm giàu bất chính. Vấn đề là có quyết tâm làm hay không mà thôi.
Theo Bộ Tư pháp, nếu thực tâm muốn chống tham nhũng, thì việc hình sự hóa hành vi làm giàu bất chính sẽ là phương thuốc hữu hiệu để chống lại tội phạm tham nhũng, đồng thời có tác dụng răn đe, phòng ngừa rất lớn. Hình sự hóa hành vi làm giàu bất chính không phải là quy định bắt buộc. Nhưng xuất phát từ đòi hỏi của công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng ở Việt Nam, thì việc bổ sung hành vi làm giàu bất chính là một tội phạm, vào Bộ luật Hình sự, là điều cần thiết.
Không chỉ cần thiết, mà việc bổ sung hành vi trên là tội phạm, phải được coi một việc làm rất cần thiết, theo đòi hỏi của cả xã hội.
>>>Dương Chí Dũng phải bồi thường 110 tỷ đồng
Theo Vũ Hữu Sự