Miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng như thế nào?
Theo chương trình làm việc của kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, từ sáng mai (30/3), Quốc hội bắt đầu xem xét, quyết định về công tác nhân sự Nhà nước. Việc đầu tiên là miễn nhiệm chức danh Chủ tịch Quốc hội.
- 29-03-2016"Quyền hạn Chủ tịch nước rất lớn, nhưng thực thi lại vướng mắc"
- 28-03-2016Lần đầu tiên Trung ương giới thiệu một nữ đại biểu làm Chủ tịch Quốc hội
- 28-03-2016Tuần này, Quốc hội bầu Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội
- 24-03-2016Quốc hội 13 bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng thì Quốc hội 14 làm gì?
- 23-03-2016Chủ tịch Quốc hội: Tôi đã chuẩn bị người thay mình
- 22-03-2016Chủ tịch nước, Thủ tướng nhìn lại nhiệm kỳ
Cụ thể, lúc 10h30' ngày mai (30/3), Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội việc miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia đối với ông Nguyễn Sinh Hùng .
Theo quy trình, sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội việc miễn nhiệm chức danh Chủ tịch Quốc hội, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở đoàn về việc miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia.
Sau đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo về kết quả thảo luận tại đoàn về việc miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia.
Tiếp đó, Quốc hội sẽ thành lập Ban kiểm phiếu (Ban kiểm phiếu này sẽ làm việc cho tất cả các lần bỏ phiếu quyết định nhân sự).
Sau các thủ tục thành lập Ban kiểm phiếu, công bố thể lệ bỏ phiếu, Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia bằng hình thức bỏ phiếu kín và dành thời gian thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia.
Tiếp đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình dự kiến nhân sự Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia để các đại biểu Quốc hội thảo luận tại đoàn.
Sau khi nghe Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo về kết quả tiếp thu, giải trình ý kiến thảo luận tại đoàn về dự kiến nhân sự bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua danh sách bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia và tiến hành bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Ngay sau khi kết quả kiểm phiếu được công bố và Quốc hội thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia, tân Chủ tịch Quốc hội sẽ tuyên thệ.
Đối với việc miễn nhiệm chức danh Chủ tịch nước đối với ông Trương Tấn Sang, miễn nhiệm chức danh Thủ tướng Chính phủ đối với ông Nguyễn Tấn Dũng cũng sẽ được thực hiện theo đúng quy trình như vậy. Tuy nhiên, việc đề xuất miễn nhiệm chức danh Chủ tịch nước sẽ do tân Chủ tịch Quốc hội đệ trình, còn việc miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ sẽ do tân Chủ tịch nước đệ trình.
Theo chương trình của kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, dự kiến sáng 30/3, Quốc hội sẽ miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội. Sau đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình dự kiến nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội.
Chiều 31/3, Quốc hội sẽ miễn nhiệm Chủ tịch nước. Sau đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước.
Sáng 6/4, Chủ tịch nước sẽ trình Quốc hội miễn nhiệm Thủ tướng. Chiều cùng ngày, Chủ tịch nước trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Thủ tướng.
Ngày 8/4, tân Thủ tướng trình Quốc hội phê chuẩn việc miễn nhiệm một số Phó thủ tướng, một số Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.
Infonet