Thông điệp của ngành ngân hàng với xanh hóa dòng vốn đầu tư nền kinh tế
Tăng trưởng của toàn ngành với lĩnh vực tín dụng xanh khá ấn tượng, tuy nhiên mức độ tham gia của từng ngân hàng lại có sự phân hóa. Do đó, cam kết mạnh mẽ của những ngân hàng tiên phong như Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB) sẽ góp phần thúc đẩy xu hướng này diễn ra nhanh và hiệu quả hơn.
Bước tiến mới trong hành trình thúc đẩy tín dụng xanh của ngành ngân hàng
Cụm từ "tín dụng xanh" đã trở nên quen thuộc với giới tài chính ngân hàng trong những năm gần đây, nó nổi lên như một xu hướng của sự phát triển bền vững. Tầm quan trọng của tín dụng xanh cũng đã được Ngân hàng Nhà nước xác định từ sớm, điển hình là năm 2015 đã ban hành Chỉ thị số 03 yêu cầu các ngân hàng thương mại đẩy mạnh tín dụng xanh đối với các dự án có mục tiêu rõ ràng về bảo vệ môi trường, khuyến khích các hoạt động kinh doanh thân thiện môi trường.
Suốt từ năm 2015 đến nay, Ngân hàng Nhà nước cũng đã định hướng phát triển tín dụng xanh cho hệ thống thông qua việc ban hành nhiều văn bản như Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam (theo Quyết định 1640/QĐ-NHNN năm 2018). NHNN cũng lồng ghép định hướng phát triển tín dụng xanh, ngân hàng xanh vào nội dung của Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2030,….
Đặc biệt gần đây nhất, Thông tư số 17/2022/TT-NHNN hướng dẫn tổ chức tín dụng thực hiện quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/6/2023. Đây là cơ sở để các ngân hàng thúc đẩy tài chính bền vững, thẩm định môi trường xã hội đối với hoạt động cho vay. Thực hiện Thông tư 17 là thông điệp mạnh mẽ về trách nhiệm của ngành ngân hàng với công tác bảo vệ môi trường, tăng cường khả năng quản trị rủi ro của các tổ chức tín dụng trước rủi ro về môi trường, biến đổi khí hậu, đồng thời tiến đến đáp ứng quy chuẩn, thông lệ quốc tế về tài chính bền vững.
Số liệu mới đây của NHNN cho biết, giai đoạn 2017-2022, dư nợ cấp tín dụng của hệ thống đối với các lĩnh vực xanh có mức tăng trưởng dư nợ bình quân đạt hơn 23%/năm. Đến ngày 30/6/2023, dư nợ cấp tín dụng xanh đạt gần 528,3 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 4,2% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Trong số 12 lĩnh vực xanh Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn các Tổ chức tín dụng cho vay, dư nợ tập trung chủ yếu vào các ngành năng lượng tái tạo, năng lượng sạch (chiếm 45%) và nông nghiệp xanh (31%).
Cam kết mạnh mẽ từ những người dẫn đầu
Con số tăng trưởng của toàn ngành đối với lĩnh vực tín dụng xanh là khá ấn tượng, tuy nhiên thực tế, mức độ tham gia của từng ngân hàng còn có sự phân hóa khá lớn. Trong khi nhiều ngân hàng mới chỉ ở giai đoạn khởi động thì một số nhà băng đã triển khai từ cách đây nhiều năm. Chẳng hạn tại MB, năm 2017-2018, MB đã dẫn đầu việc cho vay các dự án năng lượng tái tạo dù thời điểm đó điện mặt trời, điện gió vẫn đang là lĩnh vực mới với nhiều mối lo về rủi ro và biên lợi nhuận thấp.
Sau 5 năm ưu tiên cho tín dụng xanh, lĩnh vực này hiện đã chiếm khoảng 8-10% trong tổng dư nợ của ngân hàng, tỷ trọng này cao hơn nhiều so với mức trung bình toàn ngành (4,2%). Về quy mô, tổng số vốn mà MB đã rót cho các dự án xanh đến cuối năm 2022 là hơn 44.000 tỷ đồng, với hơn 2.800 khách hàng. Trong đó, các lĩnh vực được rót vốn là phát triển nông nghiệp, nông thôn; đầu tư dự án điện mặt trời mái nhà công suất >1MW; các dự án điện mặt trời, điện gió thuộc khu vực Miền Trung – Tây Nguyên; các sản phẩm cấp tín dụng đối với khách hàng cá nhân thuộc lĩnh vực nông nghiệp,…
Với riêng lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng xanh như các dự án điện gió và điện mặt trời, MB là ngân hàng tiên phong cấp tín dụng và thu xếp vốn nước ngoài. Dư nợ cho vay đối với lĩnh vực này tăng trưởng bình quân tới 223% trong 3 năm 2020-2022.
Không chỉ rót vốn cho lĩnh vực năng lượng tái tạo, MB cũng tiên phong cho vay đối với các doanh nghiệp phát triển xanh khác. Chẳng hạn, doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ cũ từ ô nhiễm môi trường nhiều sang ít ô nhiễm hơn cũng sẽ được ngân hàng ưu tiên trong tín dụng như ưu đãi về lãi suất, tài sản thế chấp, hoặc hỗ trợ dưới dạng tư vấn. Bằng cách này, MB đã góp phần khuyến khích các doanh nghiệp hướng tới "xanh hoá" hoạt động trong tương lai.
Sở dĩ MB tự tin trong việc đẩy mạnh tín dụng xanh như vậy là bởi ngân hàng đã sớm xây dựng bộ tiêu chuẩn về môi trường, lao động, xã hội trong cho vay cũng như hoàn thiện cơ chế chính sách tín dụng xanh. Chẳng hạn như ngân hàng phải xét đến sự tuân thủ của doanh nghiệp đối với các quy định về môi trường, lao động và xã hội. Dự án xin cấp tín dụng đã được cấp các giấy phép cần thiết về môi trường, lao động và xã hội hay chưa. Ngoài ra, ngân hàng cũng xét đến năng lực của doanh nghiệp trong quản lý rủi ro môi trường xã hội đối với dự án.
Các dự án, chương trình không chỉ đem lại lợi ích cho MB và doanh nghiệp mà MB còn chú trọng việc kết hợp tạo ra giá trị cho xã hội. Vừa qua, MB đã triển khai chương trình thiện nguyện "Góp cây gặt lộc" từ ngày 16/9 và dự kiến kéo dài đến hết 31/12/2023. Mục tiêu của chương trình là tặng 300.000 cây giống nha đam cho đồng bao Raglai ở tỉnh Ninh Thuận – nơi đời sống người dân vẫn còn nhiều khó khăn. Theo đó, khách hàng đăng ký dịch vụ E-banking BIZ MBBANK kể từ ngày 01/01/2023 đủ điều kiện nhận thưởng theo chương trình Cashback 200.000 đồng dành cho khách hàng mới do MBBank triển khai từng thời kỳ sẽ có thể chuyển toàn bộ tiền thưởng Cash back vào tài khoản thiện nguyện để góp cây cùng MB.
MB đồng hành cùng doanh nghiệp tạo giá các giá trị cho cộng đồng
Một thực tế không thể phủ nhận là biên lợi nhuận từ các khoản tín dụng xanh là không cao, và kinh phí cho các chương trình thiện nguyện, an sinh xã hội hàng năm là không hề nhỏ. Tuy nhiên, MB vẫn kiên định với hướng đi này, bởi làm tín dụng xanh hay ESG không thể chỉ tính tới lợi nhuận mà còn phải tính đến sự hỗ trợ cho xã hội. Đây không phải hoạt động bộc phát mà đã nằm trong kế hoạch đường dài của MB và để duy trì điều này cần sự cam kết mạnh mẽ, tâm huyết của những người dẫn đầu ngân hàng. Vừa qua, ông Phạm Như Ánh – Tổng Giám đốc MB cũng đã tái khẳng định lại điều này khi cho biết sẽ nâng tỷ trọng tín dụng xanh lên khoảng 15% đến năm 2026.
Tổ Quốc
Sự kiện: Tầm nhìn xanh
Xem tất cả >>- Khi yếu tố “xanh” trở thành một trong những lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ chuyển mình như thế nào?
- Chìa khóa giúp một doanh nghiệp cân bằng 3 khía cạnh “tăng trưởng, lợi nhuận và bền vững”
- VietinBank công bố Khung Tài chính Bền vững
- SCG thúc đẩy các sáng kiến xanh, tăng cường sử dụng năng lượng sạch hướng tới định hướng tăng trưởng xanh toàn diện
- Việt Nam là 1 trong 5 nước đạt được ngưỡng giảm phát thải cac-bon đề ra trong mục tiêu Đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC)