Thống kê từ Payoo: Mặc thời buổi "thắt lưng buộc bụng", ngày càng nhiều người Việt sẵn sàng trả 1 triệu đồng/mỗi bữa ăn kể cả khi menu tăng giá
Theo Payoo, quý 1/2023, những nhà hàng tiêu chuẩn fine-dining (cao cấp) với mức chi tiêu tầm 1 triệu đồng/người cho mỗi bữa ăn vẫn cho thấy sự tăng trưởng đều đặn, thậm chí tỏ ra hút khách hơn dù giá trị trung bình mỗi đơn hàng ở quý này đã tăng 7% so với quý trước.
- 04-04-2023Higlands Coffee, Phúc Long, The Coffee House "kèn cựa" nhau trên chiến trường F&B, thương hiệu nào được yêu thích nhất?
- 31-03-2023Chọn thế chủ động thay vì phụ thuộc vào app giao hàng, ông lớn ngành F&B tự tìm cho mình lối đi riêng
- 18-01-2023Với 338.000 nhà hàng/café đã mở tại Việt Nam, giá trị thị trường F&B dự kiến cán mốc 720.000 tỷ đồng khi các chuỗi lớn chạy đua mở rộng thị phần quyết liệt
''F&B là một trong những lĩnh vực ít ỏi duy trì mức tăng trưởng tốt"
Báo cáo mới đây của nền tảng thanh toán Payoo nhận định, trong quý 1/2023, trong khi các ngành bán lẻ, điện thoại, điện máy, siêu thị đều chịu tác động mạnh do tâm lý "thắt lưng buộc bụng'' của người tiêu dùng, F&B vẫn là một trong những lĩnh vực ít ỏi duy trì mức tăng trưởng tốt.
Theo dữ liệu của Payoo, ngành hàng ăn uống của các nhà hàng tầm trung, các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh (mức chi tiêu 150.000đ – 300.000đ/người) có mức tăng trưởng 30% so với quý trước. Riêng nhóm mặt hàng trà sữa, café, với đơn giá trung bình 40.000đ – 70.000đ/phần có sự tăng nhẹ gần 5% so với quý trước.
Đơn cử, theo BCTC năm 2022 của Công ty CP thương mại dịch vụ Cổng Vàng (Golden Gate), đơn vị này đã ghi nhận một năm kinh doanh tăng trưởng kỷ lục cả về doanh thu lẫn lợi nhuận: doanh thu thuần đạt 6.965 tỷ đồng (tương đương thu về hơn 19 tỷ đồng mỗi ngày), gấp hơn 2 lần năm 2021.
Trong đó, doanh thu từ bán thực phẩm và đồ uống là 6.955 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp đạt 4.314 tỷ đồng, tương đương tăng 124%, cao nhất kể từ năm 2014.
Hay với 30 cửa hàng tại Việt Nam, chuỗi Pizza 4P's cũng đạt lợi nhuận gần 84 tỷ đồng trong năm 2022, bù đắp được mức lỗ trong năm 2020 và 2021.
Không chỉ thế, những nhà hàng tiêu chuẩn fine-dining (cao cấp) với mức chi tiêu tầm 1 triệu đồng/người cho mỗi bữa ăn vẫn cho thấy sự tăng trưởng đều đặn, thậm chí tỏ ra hút khách hơn dù giá trị trung bình mỗi đơn hàng ở quý này đã tăng 7% so với quý trước.
Sức mua các thương hiệu xa xỉ vẫn không suy giảm
Nhóm sản phẩm nữ trang, đá quý cũng có mức tăng trung bình 10%. Quý I vừa qua tập trung nhiều ngày Lễ như dịp Vía Thần Tài, ngày 14/2, 8/3, đây là những dịp người tiêu dùng khá giả thoải mái mở hầu bao cho nữ trang cao cấp.
Không phải là mùa cao điểm nhưng sức mua các thương hiệu thời trang xa xỉ được ghi nhận đạt mức tương đương quý trước. Do cầu nhiều hơn cung và sự khan hiếm của các mặt hàng này, các sản phẩm đồng hồ, túi hiệu từ những thương hiệu cao cấp còn trở thành một khoản đầu tư hấp dẫn, sinh lợi cao trong bối cảnh các kênh đầu tư tài chính gần đây thiếu hụt dòng tiền và thanh khoản.
Payoo đánh giá, mạnh tay chi tiền trong khi hầu hết những người khác thực hành tiết kiệm, dưới góc độ kinh tế học, những “người giàu” sẵn sàng tiêu dùng này chính là những nhân tố kích thích và duy trì mạch hoạt động của thị trường. Nếu tất cả đều tiết kiệm, những “dấu hiệu suy thoái” sẽ có thể dẫn đến khủng hoảng thật sự.
Kinh tế vẫn tăng trưởng tích cực trong trung và dài hạn
Theo một phát biểu của Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam, “ Tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2023 sẽ bị ảnh hưởng do suy thoái kinh tế thế giới, chính sách tiền tệ tiếp tục thắt chặt ở các nước phát triển và tác động lan tỏa từ căng thẳng địa chính trị toàn cầu ”.
Tuy nhiên, mặc dù tình hình kinh tế ngắn hạn vẫn được các chuyên gia cảnh báo sẽ còn nhiều thách thức, Payoo vẫn đưa ra nhìn lạc quan về tăng trưởng kinh tế tích cực trong trung và dài hạn.
Thứ nhất là nhờ vào chuyển đổi số. Trong ngành thanh toán, QR code phát triển vượt bậc và phổ biến đến mọi tầng lớp, độ tuổi. Giá trị thanh toán QR qua Payoo của quý I năm nay đã gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước. Mức độ phủ sóng của QR code từ nhà hàng sang trọng đến quán ăn vỉa hè - điều mà cách đây vài năm khó ai có thể hình dung được, khiến thanh toán không tiền mặt đã trở thành “từ khoá” phổ biến trong mọi hoạt động mua sắm của người tiêu dùng.
Tự động hoá doanh nghiệp là yếu tố thứ hai. Bằng việc áp dụng các công cụ quản trị tổng thể từ các giải pháp số hoá toàn bộ quy trình điều hành nhân sự, quản lý kho bãi, bán hàng, marketing, hậu mãi, tài chính… các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã giảm tải phần lớn các tác vụ đơn giản, tối ưu hiệu quả công việc và phát triển nhanh gấp nhiều lần so với trước kia.
Song song với sự phát triển của khối tư nhân, khối Chính phủ cũng đang tiến nhanh, tiến mạnh nhờ sự nhất quán trong việc triển khai số hoá của chính quyền. Theo Payoo, Cổng dịch vụ công quốc gia – kênh hỗ trợ thông tin, đăng ký các thủ tục hành chính đến nay đã thanh toán hơn 4,6 triệu giao dịch với tổng giá trị thanh toán hơn 3.830 tỷ đồng.
Nhịp sống thị trường