Thu hồi 20.000 tỷ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
Kết quả thi hành án năm 2023 đạt cao nhất từ trước đến nay, với hơn 575.000 việc, thu trên 89.000 tỷ đồng, trong đó có trên 20.000 tỷ đồng từ thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế - tăng gần 4.500 tỷ so với năm 2022.
- 09-01-2024TP HCM thu hồi bao nhiêu tiền tham nhũng trong năm 2023?
- 21-11-2023Tham nhũng về đất đai, chứng khoán, ngân hàng… gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
- 21-11-2023Kê biên, phong tỏa hơn 389 nghìn tỷ đồng trong các vụ án tham nhũng, kinh tế lớn
Tại buổi họp báo thường kỳ Quý IV năm 2023 , lãnh đạo Bộ Tư pháp cho hay, năm qua tổ chức bộ máy, đội ngũ công chức hệ thống thi hành án dân sự đã tiếp tục được kiện toàn, ngày càng hoạt động hiệu lực, hiệu quả, chuyên nghiệp. Công tác phối hợp liên ngành trong thi hành án được quan tâm, chú trọng và đạt được nhiều kết quả tích cực.
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, số việc và số tiền thụ lý thi hành đều tăng, nhưng kết quả thi hành án năm 2023 đạt cao nhất từ trước đến nay, với hơn 575.000 việc, thu trên 89.000 tỷ đồng, trong đó có trên 20.000 tỷ đồng từ thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế - tăng gần 4.500 tỷ so với năm 2022.
Trong năm 2023, các đấu giá viên đã thực hiện gần 42.000 cuộc đấu giá thành, thu trên 545.600 tỷ đồng, vượt gần 102.000 tỷ đồng so với giá khởi điểm...
Bộ Tư pháp cũng phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành tham mưu Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024; trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua 16 dự án luật, 05 Nghị quyết; đã xây dựng, trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền hơn 500 văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).
Bên cạnh đó, tổ chức pháp chế và cơ quan tư pháp địa phương đã tích cực tham mưu, tổ chức thành công nhiều sự kiện hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam.
Trong quý I/2024, Bộ Tư pháp sẽ triển khai 7 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó, sẽ tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả, kịp thời các ý kiến chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương; các Kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ triển khai các Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư liên quan đến các lĩnh vực công tác của Bộ, ngành Tư pháp…
Chủ động xây dựng các đề án, văn bản giao Bộ Tư pháp chủ trì soạn thuộc Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2024. Tiếp tục phối hợp Văn phòng Chính phủ hoàn thiện các đề án, văn bản đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhưng chưa được ban hành.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo đúng chỉ đạo của Đảng và quy định của pháp luật...
Đặc biệt, cán bộ nhân viên sẽ thực hiện Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc tổ chức Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 và tổ chức các hoạt động đón Tết theo đúng phương châm “vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm”. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; tập trung rà soát, đảm bảo an ninh, trật tự và thực hiện phòng chống cháy , nổ, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán. Tập trung triển khai hiệu quả các nhiệm vụ công tác ngay sau đợt nghỉ Tết nguyên đán.
Tiền phong