MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thu hút FDI vào ĐBSCL: Đừng để chỉ là tiềm năng

ĐBSCL là vùng sản xuất nông sản lớn nhất nước, có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, sau hơn 30 năm đổi mới, đến nay, vẫn chưa có sự bứt phá về thu hút FDI, thiếu vắng các dự án đầu tư có quy mô lớn.

Đồng bằng Sông Cửu Long giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế của đất nước. Trước những diễn biến tình hình kinh tế hiện nay, khu vực này đang ngày càng thế hiện rõ những tiềm năng, cơ hội vốn có.

Đây là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp khi chiếm trên 50% sản lượng lúa, 90% lượng gạo xuất khẩu, 65% sản lượng thuỷ sản và 70% sản lượng trái cây của cả nước. ĐBSCL cũng là vùng có đóng góp lớn nhất về thặng dư thương mại của cả nước.

Tính đến tháng 9-2023, Cần Thơ có 82 dự án FDI còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 2,26 tỉ USD. Trong khu công nghiệp có 29 dự án, vốn đăng ký trên 608,7 triệu USD; còn lại là các dự án nằm ngoài khu công nghiệp.

Đáng chú ý, vào đầu tháng 9, VSIP Group chính thức khởi động dự án VSIP Cần Thơ tại huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ. Đây là khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP) đầu tiên tại ĐBSCL. Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ được quy hoạch với tổng diện tích 900 ha, dự kiến khi hoàn chỉnh sẽ tạo việc làm cho 100.000 lao động, thu hút 3,5 tỷ USD.

Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, cho biết: Lãnh đạo thành phố Cần Thơ hoàn toàn tin tưởng dự án sẽ sớm triển khai, đi vào hoạt động theo đúng tiến độ đề ra. Hình thành môi trường thuận lợi phục vụ các nhà đầu tư tại thành phố cũng như khu vực vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long, đóng góp tích cực vào sự hội nhập, phát triển toàn diện và bền vững của Việt Nam trong tương lai. Chính quyền thành phố Cần Thơ cam kết sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong suốt quá trình đầu tư, hoạt động kinh doanh tại địa phương.

Thu hút FDI vào ĐBSCL: Đừng để chỉ là tiềm năng - Ảnh 1.

Khu Công Nghiệp VSIP xây dựng theo định hướng phát triển xanh, thông minh, bền vững

ành trung tâm logistics của khu vực và cả nước, cũng như có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), nhất là về chất lượng điều hành, quản trị được đánh giá cao, thì ĐBSCL là vùng có tiềm năng rất lớn trong phát triển nguồn năng lượng xanh, năng lượng sạch và là xu thế của nền kinh tế toàn cầu.

TS Vũ Tiến Lộc nói thêm: Đối với chúng ta phát triển năng lượng sạch, không chỉ là lĩnh vực có khả năng thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư, nhiều chục tỉ đô la Mỹ mà vấn đề quan trọng là nó sẽ tạo ra cơ sở hạ tầng cho chúng ta thu hút được các dòng đầu tư chất lượng cao trên thế giới. Bởi vì dòng đầu tư chất lượng cao bao giờ cũng đòi hỏi phải đảm bảo sử dụng nguồn năng lượng sạch năng lượng tái tạo... Trong xu thế Chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam là điểm đến được lựa chọn và các tỉnh phía Nam, đặc biệt là khu vực ĐBSCL là điểm đến được các nhà đầu tư rất chú trọng trong tương lai.

Bên cạnh những tiềm năng thì theo TS Vũ Tiến Lộc, ĐBSCL cũng đang đứng trước những thách thức, nút thắt lớn đó là về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và thể chế. Gần đây “nút thắt” về hạ tầng của vùng ĐBSCL dần được tháo gỡ với hàng loạt dự án cao tốc và quy hoạch phát triển trung tâm logistics...Đối với “nút thắt” về thể chế đang là vấn đề rất lớn. Trong đó, vấn đề quy hoạch phát triển, thủ tục hành chính và pháp lý sẽ gây cản trở không nhỏ trong việc thu hút nguồn lực đầu tư vào vùng này.

Ở góc nhìn của mình, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng lúa gạo, thuỷ sản, rau quả, du lịch và năng lượng là 5 cụm ngành có lợi thế lớn về thu hút đầu tư của ĐBSCL. Nhưng, đến nay ĐBSCL vẫn chưa có sự bứt phá về thu hút FDI, lũy kế (đến quý 1/2023), tổng cộng 1.694 dự án FDI với gần 35 tỷ USD vốn đăng ký, quy mô vốn rất nhỏ, chỉ đứng trên vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên.

Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, cho biết: Nếu nâng cao hạ tầng và chất lượng nguồn nhân lực mà không thu hút, nâng cấp được sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và logistics thì người ta sẽ không đến ĐBSCL. Cho nên phải rất đồng bộ cái này để người ta ở lại hoặc kéo đến ĐBSCL. Hiện nay, các nhà đầu tư giỏi, những người giàu họ đến làm việc có chất lượng, họ đòi hỏi 3 điều: xanh mướt từ A đến Z trong sản xuất, kinh doanh. Điện phải xanh. Cái thứ hai xanh mướt trong cuộc sống. Cái thứ 3, số phải tốt, và cùng với cái đấy là chất lượng dịch vụ.

Để thu hút các doanh nghiệp FDI vào ĐBSCL, các chuyên gia cho rằng còn nhiều việc phải làm. Các địa phương cần xác định tầm nhìn chiến lược, tháo gỡ từng điểm nghẽn hiện hữu, biến không thành có, biến khó thành dễ, từng bước đưa vùng trở thành nơi hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài.

Với những lợi thế sẵn có, ĐBSCL đang đứng trước nhiều vận hội mới để thu hút FDI, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của vùng kinh tế quan trọng ở phía Nam với vô vàn tiềm năng đang chờ được khai thác.

Thu hút FDI những năm gần đây của ĐBSCL đã có những khởi sắc nhờ vào các dự án năng lượng Cần Thơ (dự án nhiệt điện Ô Môn II, tổng vốn khoảng 1,3 tỷ USD) và dự án nhà máy điện khí ở Bạc Liêu (khoảng 4 tỷ USD). Nếu không tính các dự án này, nguồn vốn FDI vào ĐBSCL vẫn ở mức rất thấp so với cả nước.

Đáng lưu ý Long An – là địa phương dẫn đầu thu hút FDI ở ĐBSCL, hay như thành phố Cần Thơ – đã thu hút được dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Vĩnh Thạnh giai đoạn 1 do Tập đoàn Khu công nghiệp Việt Nam- Singapore (VSIP Group) làm chủ đầu tư.

Tín hiệu vui là các “nút thắt” của vùng, nhất là về hạ tầng giao thông đang được tháo gỡ sẽ là yếu tố được kỳ vọng giúp “kéo” vốn FDI vào vùng nhiều hơn thời gian tới.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm, những điểm nghẽn cần được khơi thông. Tại ĐBSCL, có tiềm năng rất lớn về đất và người nhưng lại thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Vì thế, việc thúc đẩy phát triển, xây dựng các trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng gắn liền với nhu cầu các doanh nghiệp là yêu cầu quan trọng trong thời gian tới.

Là khu vực có chất lượng điều hành theo chỉ số PCI tương đối cao, chính quyền địa phương khu vực ĐBSCL rất năng động nhưng thể chế, đặc biệt là thủ tục hành chính còn là rào cản lớn. Có đến 70% các dự án về phát triển bất động sản cũng như dự án phát triển năng lượng sạch đang gặp khó khăn về pháp lý. Do đó, việc xây dựng hệ thống thể chế, pháp lý và thủ tục hành chính đảm bảo minh bạch được xem là bước đi quan trọng và cần thực hiện ngay.

Bên cạnh đó, việc phát triển, thu hút đầu tư nước ngoài cần dựa trên chiến lược vùng, quy hoạch chung. Các tỉnh thành có thể bắt tay nhau để biến những lợi thế nổi trội của từng địa phương thành “lợi thế dùng chung”, phát huy điểm mạnh của nhau để nhà đầu tư cảm thấy an tâm và có đầy đủ những điều kiện cần thiết để phát triển.

Thực trạng được nhận diện đúng, nguyên nhân cũng đã được các chuyên gia chỉ ra, vấn đề còn lại của các địa phương ĐBSCL là phải làm sao có chiến lược thu hút đầu tư, tư duy phát triển và các giải pháp phù hợp, đồng bộ là tăng cường thu hút FDI vào ĐBSCL trong thời gian tới.

Theo Thanh Phê

VOV

Từ Khóa:
Trở lên trên