'Thứ này là tiền, tất cả những thứ khác là tín dụng' - "hầm trú ẩn" được cả thế giới ưa chuộng, liên tục phá kỷ lục về giá từ đầu năm
Vị thế của vàng không có mặt hàng nào có thể thay đổi.
- 02-06-2024Loạt ô tô Honda giảm giá mạnh tháng 6: City, CR-V ưu đãi lớn, có mẫu giảm ngay 220 triệu đồng
- 02-06-20242 cường quốc công nghệ đua nhau đưa mặt hàng quan trọng này đến Việt Nam: Chi hơn 3 tỷ USD nhập khẩu, nước ta tạo ra 'kho báu' được nửa thế giới săn lùng
- 01-06-2024"Giả vờ" rời khỏi Nga, loạt công ty nước ngoài gặt hái thành quả trong mơ: Thu lời hàng tỷ USD
“Vàng là tiền. Mọi thứ khác đều là tín dụng” là một trong những câu nói nổi tiếng nhất về vàng của John Pierpont Morgan - khẳng định vị thế tuyệt đối của kim loại quý này trên thị trường thế giới.
Các nhà đầu tư và người theo dõi thị trường từ lâu đã coi kim loại quý là nơi trú ẩn an toàn cuối cùng, một nơi để nương tựa khi thế giới rơi vào thời kỳ bất ổn.
Năm nay, những lo ngại xung quanh lạm phát, bất ổn địa chính trị và nguy cơ bong bóng thị trường chứng khoán đều khiến biểu đồ vàng biến động.
Tại sao vàng là nơi trú ẩn an toàn?
Vị thế của vàng như một nơi trú ẩn an toàn có thể được bắt nguồn từ nhiều thế kỷ trước. Vàng được sử dụng làm loại tiền tệ đầu tiên trên thế giới ở Ai Cập cổ đại và trước đó là một trong những nguyên liệu thô được săn lùng nhiều nhất để sản xuất các sản phẩm như đồ trang sức và tác phẩm điêu khắc, nhân loại đã gán giá trị cho nó kể từ khi nó tồn tại.
Tài sản này hiện được coi là biện pháp bảo vệ hữu ích chống lại lạm phát và sự không chắc chắn. Bản chất hữu hạn của vàng hoàn toàn trái ngược với tiềm mặt - vốn có thể bị các ngân hàng trung ước và chính phủ phá giá.
Và không giống như tiền giấy hay tiền ảo - dựa vào niềm tin để hoạt động, giá trị vật chất nội tại của vàng vừa là nơi lưu trữ của cải vừa để sử dụng thực tế, giúp vàng tránh khỏi sự sụp đổ như các loại tài sản khác.
Lịch sử cũng cho thấy đây là một tài sản “đa dạng hóa” đặc biệt hiệu quả - vàng không có mối quan hệ chặt chẽ với các tài sản khác, như cổ phiếu hoặc nợ. Điều này đã giúp vàng trở thành mặt hàng phổ biến được dẫn dắt bởi các nhà dầu tư và nhưng người tiết kiệm.
Những cú sốc lạm phát năm 2022 và 2023 hiện đang gây khó khăn cho hầu hết các nền kinh tế lớn của phương Tây, một số nhà bình luận thị trường cho rằng giá vàng sẽ bắt đầu giảm nhẹ. Lãi suất cao hơn và nguồn cung tiền thắt chặt hơn có xu hướng khiến việc giữ tiền mặt và để nó sinh ra lãi hấp dẫn hơn là vàng, vốn không có lợi suất được đảm bảo.
Điều gì khiến giá vàng tăng vọt?
Vẫn như mọi khi, không có lý do nào có thể giải thích được sự tăng giá này. Đúng hơn, sự tích tụ của các yếu tố kết hợp lại phản ánh sự bất ổn ngày càng tăng đã đẩy giá vàng lên cao.
Một số nhà đầu tư nhạy bén đã tin rằng mặc dù tạm thời giảm nhẹ trong tuần này nhưng lạm phát vẫn tiếp tục tồn tại. Họ đều dự đoán giá cả tăng sẽ là một đặc điểm thường trực trong vài năm tới, nhờ quá trình phi toàn cầu hóa và tăng trưởng nguồn cung tiền.
Vàng không khác với bất kỳ tài sản nào khác ở chỗ giá của nó biểu thị giá trị kỳ vọng cũng như giá trị hiện tại, có nghĩa là giá vàng phản ánh những dự đoán về một thời lạm phát khó khăn.
Với những căng thẳng địa chính trị và kinh tế, thật dễ dàng bỏ qua một lực lượng lớn khác đang đẩy giá kim loại mềm lên cao: các ngân hàng trung ương và cá nhân ở phía nam bán cầu - cụ thể là Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ và Kazakhstan - đang mua vàng kỷ lục.
Theo Grant's Interest Rate Observer, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã mua 735 tấn vàng vào năm 2023, trong khi nhập khẩu ròng của khu vực tư nhân Trung Quốc đạt 1.411 tấn vào năm 2023 và 228 tấn chỉ riêng trong tháng 1.
Sự quan tâm đối với kim loại quý phần lớn được cho là do sự sụp đổ lớn của thị trường nhà đất trong nước, khiến các nhà đầu tư tư nhân tìm nơi trú ẩn trong các tài sản an toàn hơn.
Trong khi đó, hành động của Trung Quốc - theo nhà kinh tế Philip Pilkingto, là dấu hiệu của xu hướng "phi USD hóa" ngày càng tăng.
Trong những thập kỷ gần đây, hầu hết các quốc gia đã quyết định dự trữ tiền tệ của mình bằng đồng USD do tính nhất quán và hồ sơ theo dõi mạnh mẽ của nó.
Nhưng kể từ khi Mỹ chiếm giữ kho dự trữ tiền tệ của Nga sau cuộc xung đột Ukraina, các quốc gia như Trung Quốc và Kazakhstan đã bán một phần dự trữ USD đó để giảm thiểu thiệt hại gây ra cho nền kinh tế của họ do hậu quả tương tự với Mỹ.
Tham khảo: Oilprice
Nhịp sống thị trường