Thu nhập của hàng loạt ngân hàng đang phải lệ thuộc trên 70% vào hoạt động tín dụng
Số liệu của chúng tôi tính toán cho thấy không có 1 nhà băng nào trong năm 2016 có tỷ lệ thu nhập lãi thuần/tổng thu nhập hoạt động dưới 70%, mặc dù rất nhiều ngân hàng nỗ lực tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng.
- 01-02-2017Ngân hàng ăn nên làm ra, lợi nhuận "nổ pháo" tưng bừng
- 18-01-2017Hàng loạt ngân hàng đang "mở cờ trong bụng"
- 10-01-2017Hàng loạt ngân hàng khoe lợi nhuận "khủng" nhất từ trước đến nay
- 03-01-2017Chênh lệch lãi suất cho vay và huy động giảm rất mạnh trong 3 năm qua
Có nhà băng thu nhập lãi thuần chiếm đến 91% doanh thu
Điểm phấn khởi trong năm 2016 là các ngân hàng đã ăn nên làm ra, bằng chứng là họ đã công bố những con số lợi nhuận hàng ngàn tỷ. Tuy nhiên, số liệu từ báo cáo tài chính của hàng loạt ngân hàng lại chỉ ra một thực tế rằng lợi nhuận ngân hàng vẫn đang phụ thuộc chủ yếu vào tín dụng.
Về bản chất, lợi nhuận ngân hàng lâu nay vẫn phụ thuộc quá lớn vào tín dụng, kể cả nhà băng lớn như BIDV, VietinBank hay Vietcombank. Còn đối với các ngân hàng nhỏ, lãi từ mảng tín dụng có thể chiếm đến 80 - 90% thậm chí là bù đắp cho các hoạt động kinh doanh khác thua lỗ.
Không có 1 nhà băng nào trong năm 2016 có tỷ lệ thu nhập lãi thuần/tổng thu nhập hoạt động dưới 70%.
Điều này chứng tỏ, nguồn thu từ hoạt động phi tín dụng của các ngân hàng là rất khiêm tốn.
Một chuyên gia tài chính nhận định mảng dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam còn đơn điệu về hình thức, chất lượng chưa cao, quy mô dịch vụ nhỏ, sức cạnh tranh còn hạn chế; trong khi đó hoạt động marketing chưa thực sự hiệu quả nên tỷ lệ khách hàng cá nhân tham gia vào hoạt động phi tín dụng tại các ngân hàng còn hạn chế; trình độ công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển các dịch vụ phi tín dụng ứng dụng công nghệ cao như: giao dịch các công cụ phái sinh, ngân hàng điện tử, ủy thác...còn chưa được phát huy tối đa để đem lại hiệu quả tương xứng với năng lực và lợi thế.
Bên cạnh đó thói quen sử dụng tiền mặt của người Việt Nam cũng là một trở ngại lớn trong việc phát triển mạng lưới thẻ nói riêng và dịch vụ phi tín dụng nói chung của ngân hàng.
Vị này cũng phân tích các dịch vụ phi tín dụng truyền thống sẽ là yếu tố nền tảng tạo ra thu nhập bền vững cho ngân hàng. Phát triển dịch vụ phi tín dụng góp phần đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, từ đó thu hút và mở rộng đến nhiều đối tượng khách hàng; đồng thời phân tán rủi ro cho ngân hàng, mang lại nguồn thu ổn định cho ngân hàng, làm tăng lợi nhuận của NHTM và thúc đẩy quan hệ hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng.
Vì vậy, các nhà băng cần duy trì và nâng cao chất lượng theo hướng hoàn thiện quá trình cung cấp dịch vụ, đảm bảo tính công khai, minh bạch, đơn giản thủ tục, dễ tiếp cận và hấp dẫn khách hàng; hoàn thiện cơ chế huy động tiết kiệm với lãi suất phù hợp để huy động tối đa vốn nhàn rỗi trong xã hội vào ngân hàng.
Bấu víu vào tín dụng, ngân hàng càng khó giảm lãi suất
Ở Việt Nam, hoạt động sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào vốn vay ngân hàng. Trong khi đó, lợi nhuận ngân hàng lại phụ thuộc chủ yếu vào dịch vụ tín dụng.
Ngân hàng thì cần có lãi, trong khi vẫn phải tăng cường trích lập dự phòng, xử lý nợ xấu,... đây chính là ngưỡng cản của việc giảm lãi suất.
Thêm nữa, áp lực tăng lãi suất huy động luôn thường trực tại khối các ngân hàng nhỏ vì vậy lãi suất cho vay khó có thể giảm theo mục tiêu của NHNN. Chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động tại các ngân hàng đã giảm rất mạnh trong khoảng 3 năm trở lại đây và thấp hơn khá nhiều so với các nước trong khu vực. Chênh lệch lãi suất huy động - cho vay càng nhỏ, các ngân hàng có biên lợi nhuận càng mỏng nên càng ít động lực để giảm lãi suất cho vay. Chính vì thế, theo hướng đi mới và bền vững cho các ngân hàng hiện nay là phải nâng cao doanh thu từ hoạt động phi tín dụng.
Tại buổi gặp mặt đầu Xuân tại ngân hàng Vietcombank, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã chỉ đạo ngành ngân hàng nói chung, Vietcombank nói riêng quán triệt các quan điểm lớn trong Nghị quyết Đại hội XII, những chủ trương căn bản trong các Nghị quyết của Trung ương. Vietcombank phải là ngân hàng tiên phong trong nền kinh tế, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu; đi đầu trong tái cơ cấu thị trường vốn và thị trường tiền tệ, làm cân bằng hơn thị trường này; nâng hơn nữa tỷ trọng doanh thu của các dịch vụ ngân hàng phi tín dụng; hoàn thiện về chiến lược và tầm nhìn dài hạn.
Như vậy, trong tương lai các ngân hàng cần đẩy mạnh các hoạt động bán lẻ, dịch vụ cá nhân...Phát triển dịch vụ phi tín dụng sẽ là cách thức có hiệu quả nhất để thay đổi cơ cấu kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nhất là trong điều kiện các dịch vụ tín dụng đang tiềm ẩn nhiều rủi ro và mặt bằng lãi suất vẫn chịu áp lực tăng như thời điểm hiện nay.
Trí Thức Trẻ
Tin tức sự kiện về: Công ty cổ phần Cao su Việt Nam
Xem tất cả >>- Sau kiểm toán, ngân hàng OCB báo lãi năm 2016 đạt 386 tỷ đồng, tăng trưởng mạnh nhờ tín dụng
- Phải mất 4 năm sau sáp nhập, LienVietPostBank mới lấy lại mốc lợi nhuận nghìn tỷ
- Ngân hàng Bắc Á báo lãi năm 2016 đạt 512 tỷ đồng, nợ xấu 0,65%
- Lợi nhuận ngân hàng đang phân bổ như thế nào tại 3 miền Bắc - Trung - Nam?
- Không phải Vietcombank, lãnh đạo ngân hàng Techcombank mới hưởng thù lao cao nhất