"Thủ phạm" gây béo phì, tăng cholesterol là món khoái khẩu: Ăn quá nhiều rất nguy hiểm!
Kem là món ăn được rất nhiều người yêu thích trong những ngày hè. Việc ăn kem quá nhiều có thể gây hại cho sức khoẻ.
- 26-05-2022Câu nói "cái này là do ông thôi" khi ly hôn của vợ và bài học xương máu cả đời "vua bánh mì" Kao Siêu Lực không thể nào quên: Phải tự làm, tự coi sổ sách thôi!
- 26-05-2022Nhân viên chạy quảng cáo nghèo trở thành triệu phú nhờ đi… bán đá: Thương vụ để đời bắt nguồn từ bàn nhậu, được truyền thông tung hô là “thiên tài marketing”
- 17-05-2022Có gì bên dưới cây cầu cao nhất thế giới ở Trung Quốc: Kỳ quan thiên nhiên từ trên xuống dưới, có thác nước dốc nhất châu Á
Ăn nhiều kem làm tăng cholesterol trong máu
Một trong những món ăn trong những ngày hè "hút hồn" nhiều người phải kể đến món kem. Kem là thực phẩm giải khát dễ ăn giải nhiệt. Việc ăn quá nhiều kem theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng có thể làm tăng nguy cơ dư thừa năng lượng, tăng nguy cơ cholesterol trong máu.
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh, Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, Trưởng phòng khám chuyên gia Dinh dưỡng VIAM vào những ngày nóng bức mọi người thường có thói quen dùng nước đá hay ăn kem, hoặc uống nước ngọt lạnh khi đi nắng về. Việc ăn các thực phẩm này chỉ giải nhiệt trong tức khắc.
Chuyên gia dinh dưỡng lưu ý với người thường xuyên dùng kem và uống nước ngọt lạnh giải nhiệt có thể bị rơi vào tình trạng hồi hộp, tim đập nhanh, đầy hơi, khó tiêu, khả năng hấp thụ dưỡng chất yếu đi.
Đặc biệt với trẻ nhỏ thường sử dụng kem, theo phân tích của chuyên gia dinh dưỡng đây là thực phẩm rất giàu năng lượng. Trong một que kem còn có sữa, đường, chất béo từ sữa. Chất béo có trong kem chủ yếu là chất béo bão hòa (cholesterol), đây là loại chất béo không tốt cho cơ thể.
"Nếu trong những ngày hè nắng nóng, trẻ nhỏ và người lớn ăn quá nhiều kem sẽ cho lượng cholesterol trong máu tăng quá cao, tăng nguy cơ hình thành các mảng bám trong thành động mạch ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu. Đối với người mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao có thể làm tăng đột quỵ nếu như ăn kem thường xuyên", PGS Ninh khuyến cáo.
Kem chỉ nên ăn 1 tuần/1 lần, ảnh minh hoạ.
Đồng quan điểm với PGS Ninh, TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, Trưởng khoa Khám và tư vấn Dinh dưỡng người lớn (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cũng lưu ý thêm, trong khi kem có nhiều đường đơn, ăn nhiều đưa vào cơ thể thì sẽ không tốt, gây thừa cân béo phì.
"Tuy nhiên, chúng ta không nên cấm đoán trẻ, mà nên cho ăn hợp lý. Ví dụ như mỗi lần ăn thì chỉ 1 que, cốc kem nhỏ, 1 tuần chỉ ăn 1 lần. Chứ tuyệt đối không vì sở thích, chiều các con mà cho ăn quá nhiều, như vậy rất nguy hiểm", bác sĩ Hưng chia sẻ.
Nắng nóng uống nước ra sao để tốt
Khi đi nắng về mọi người thường có thói quen uống nước lạnh, nước mát để giải nhiệt cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng thói quen này sẽ không tốt cho sức khoẻ. Theo bác sĩ Hưng uống nước mát mùa hè không gây hại, nhưng nên uống khoa học, hợp lý và lắng nghe cơ thể mình khi uống.
Cụ thể, khi uống nên uống đều trong ngày, tăng độ lạnh của nước từ từ, không nên uống quá lạnh. Đối với trẻ nhỏ cần phải tập cho quen uống nước mát từ từ để tránh gây hệ lụy cho cơ thể.
Bác sĩ Hưng lưu ý không uống nước lạnh khi vừa đi ngoài trời nắng về. Tuyệt đối không vì nóng nực mà uống rất nhiều nước lạnh, nước mát cùng lúc. Với những người có vấn đề về họng, hoặc nhạy cảm với nước đá thì cần lưu ý.
Ngoài ăn kem và uống nước PGS Ninh cũng đã chỉ ra một số sai lầm phổ biết trong những ngày hè nhiều người mắc phải đó là dùng điều hòa quá lạnh. Sự chênh lệch nhiệt độ trong phòng điều hòa và ngoài trời khiến cho cơ thể bị mất cân bằng nhiệt nóng chuyển sang lạnh đột ngột, dễ khiến choáng váng, ngất xỉu, thậm chí là ảnh hưởng tới tính mạng.
Trong những ngày hè nhiều người còn có thói quen tắm ngay khi đang có nhiều mồ hôi. Việc làm này có thể khiến cơ thể mất cân bằng nhiệt một cách nhanh chóng. Khi cơ thể còn đang đổ mồ hôi mà bạn trực tiếp dội nước lạnh thì khí lạnh xâm nhập vào cơ thể qua các lỗ chân lông đang mở nên sẽ nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu tắm khi cơ thể nhiều mồ hôi có thể dẫn đến sốt cao hoặc có người bị đột quỵ đối tượng nguy cơ cao (có bệnh lý tim mạch, huyết áp).
Tổ Quốc