Thủ tướng yêu cầu đạt mức tăng trưởng GDP 6%
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục nỗ lực hơn nữa để hoàn thành đạt mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ, tăng trưởng GDP cả năm khoảng 6%, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện kế hoạch năm 2024.
- 30-09-2023Đã tiết kiệm được 500.000 tỉ đồng để chuẩn bị cải cách tiền lương
- 30-09-2023Lộ diện địa phương tăng trưởng GRDP cao nhất quý 3/2023: Lực lượng lao động tăng 5 vạn người, có nhà máy bán dẫn đầu tiên ở miền Bắc
- 30-09-2023Một ngành công nghiệp có thể giúp Việt Nam tạo đột phá, miền Bắc vừa khánh thành nhà máy đầu tiên
Ngày 30/9, kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2023 và hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được, tốc độ tăng trưởng GDP chưa như mong muốn, lạm phát còn chịu nhiều sức ép. Các động lực tăng trưởng gặp khó khăn, tình hình lao động, việc làm gặp nhiều thách thức…
Với 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế cả năm (5%, 5,5% và 6%), Thủ tướng lựa chọn kịch bản tăng trưởng GDP cả năm 6% để tiếp tục phấn đấu đạt kết quả cao nhất có thể cho năm 2023.
Để đạt được kết quả này, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, phối hợp đồng bộ, hài hoà giữa các chính sách, nhất là các chính sách tài khoá, tiền tệ; Thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư công, đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài và tăng cường hợp tác công tư (PPP), thu hút FDI có chọn lọc, nhất là những ngành mới nổi, công nghệ cao…
Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, thực hiện quyết liệt chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Tập trung vốn, đẩy nhanh tiến độ các công trình hạ tầng trọng điểm, quan trọng quốc gia, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng; kiên quyết không để tình trạng dàn trải, kém hiệu quả.
Bên cạnh đó, tập trung phát triển mạnh các ngành, lĩnh vực chủ yếu. Trong đó, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến chế tạo để trở thành động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.
Chú trọng tận dụng thời cơ, phát triển các ngành, lĩnh vực mới nổi, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng, nhất là chuyển đổi số. Không để bỏ lỡ cơ hội thu hút đầu tư từ việc nâng cấp quan hệ và các hiệp định thương mại, đầu tư với các đối tác.
Đồng thời, thúc đẩy mạnh mẽ cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh; Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, cơ quan, địa phương, Thủ tướng nhấn mạnh, cần tập trung rà soát, chuẩn bị kỹ nội dung, hoàn thiện các báo cáo, tờ trình Hội nghị Trung ương và kỳ họp Quốc hội sắp tới, bảo đảm chất lượng, tiến độ.
Tiếp tục nỗ lực hơn nữa để hoàn thành đạt mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2023, tạo điều kiện thuận lợi cho triển khai thực hiện kế hoạch năm 2024 và tiến tới hoàn thành mục tiêu Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đề ra cho cả nhiệm kỳ.
Còn đối các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh hơn nữa giải ngân vốn đầu tư công, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, 3 chương trình mục tiêu quốc gia; chú trọng giải phóng mặt bằng, chuẩn bị nguyên, vật liệu san lấp, phục vụ xây dựng các dự án cao tốc qua địa bàn.
Quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tăng khả năng hấp thụ vốn; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh, chuyển đổi số quốc gia; thực hiện quyết liệt Đề án 06. Giải quyết ngay các vướng mắc, nhất là về cơ chế, chính sách, thủ tục pháp lý, mặt bằng... để đẩy nhanh triển khai dự án đầu tư.
Tiết kiệm được 500.000 tỷ đồng để cải cách tiền lương
Theo thông tin tại phiên họp, những năm qua, trong bối cảnh vừa phải phòng, chống và khắc phục hậu quả dịch bệnh COVID-19, vừa phải bảo đảm an sinh xã hội, chúng ta vẫn tiết kiệm được 500.000 tỷ đồng để chuẩn bị cải cách tiền lương trong các năm 2024, 2025 và 2026 theo Nghị quyết 27 của Trung ương khóa XII.
Thủ tướng đánh giá đây là nỗ lực rất lớn và giao Bộ Nội vụ rà soát, xây dựng các cơ chế, chính sách thực hiện phương án cải cách tiền lương khi được Trung ương thông qua.
Nhà đầu tư