Thực phẩm để tủ lạnh vẫn bị biến chất, chuyên gia hướng dẫn cách bảo quản an toàn
Theo chuyên gia, thực phẩm dù để trong tủ lạnh thì vẫn biến chất bình thường. Vì vậy, mỗi loại thức ăn đều cần phải bảo quản đúng và sử dụng trong khoảng thời gian cho phép.
- 27-11-20176 thực phẩm tăng cường sức tập trung cần bổ sung ngay để học tập và làm việc hiệu quả
- 25-11-2017Vì sao thực phẩm tươi sống tốt cho sức khỏe?
Để tránh lãng phí, chúng ta thường bảo quản thức ăn trong tủ lạnh . Nhưng liệu bạn đã biết, thức ăn để trong tủ lạnh nên lưu trữ khoảng bao nhiêu thời gian?
Trợ lý Hiệu trưởng trường Nghệ thuật Paris Hotel, Pháp, chuyên gia Jean-François Tostivint sẽ hướng dẫn bạn cách bảo quản thức ăn trong tủ lạnh sao cho tươi ngon và sử dụng trong giới hạn an toàn.
Chuyên gia Jean-François Tostivint
1. Nhóm thịt, rau
Rau: Rau củ quả đã nấu chín có thể được bảo quản trong hộp thủy tinh hoặc nhựa plastic đậy nắp kín trong 3-4 ngày.
Cá: Cá được chế biến sau khi cất bằng hộp đựng có nắp đậy kín có thể được lưu trữ ở ngăn dưới cùng của tủ lạnh trong 2 ngày.
Thịt: Thịt nấu chín đựng trong túi đông lạnh hoặc trong hộp nhựa đậy kín có thể được bảo quản trung bình trong 3 ngày.
Các món hầm: Tùy theo các nguyên liệu được sử dụng để quyết định thời gian bảo quản lưu trữ tối đa. Đối với món mì chứa sốt cà chua, có thể được lưu trữ trong 3 ngày, nhưng nếu nó là món chứa bơ, sữa, trứng hoặc kem tươi, thời gian bảo quản sẽ giảm, chỉ nên để không quá 24 giờ.
2. Nhóm tráng miệng, đồ ăn ngọt
Món đồ ăn ngọt đã nấu chín: Thời gian bảo quản dựa vào nguyên liệu. Bánh táo và bánh sữa chua có thể được bảo quản trong hơn 3 ngày, trong khi bánh kẹo caramel không quá 2 ngày.
Bánh ngọt kem tươi: Các món tráng miệng như bánh dâu tây phải được ăn trong ngày, bởi vì bơ, kem, trứng hoặc sữa đã trộn thì không dễ bảo quản.
Kem và sữa chua: Tốt nhất không nên để quá hạn sử dụng. Sau khi mở hộp kem ăn dở, cần phải làm sạch viền hộp, đậy nắp kín cẩn thận, bảo quản đúng cách và ăn theo hạn sử dụng ghi trên bao bì (thường là trong vòng một tuần).
(Ảnh minh họa)
Đừng để tủ lạnh "quá tải"
Theo ông Tostivint, nhiệt độ trung bình trong tủ lạnh là 5 ℃, bạn cần chú ý đến các giới hạn nhiệt độ.
Ông nói thêm, tủ lạnh không thể để quá nhiều thứ, vì việc này sẽ gây ra luồng không khí lạnh lưu thông giảm xuống, nhiệt độ trong tủ lạnh lưu trữ tăng lên, môi trường bảo quản thực phẩm bị ảnh hưởng, vì vậy hãy chắc chắn đừng để tủ lạnh bị nhồi nhét quá nhiều thực phẩm.
Chuẩn bị nhãn dán
Bạn không nên mua thực phẩm về rồi để nguyên túi đựng như cũ "tống" hết vào tủ lạnh. Cần phải sơ chế trước và vứt bỏ bớt những túi đựng thừa, đảm bảo không làm "rác" tủ lạnh.
Ngoài ra, bạn không nên quá tin tưởng vào trí nhớ của mình hoặc bắt đầu óc phải ghi nhớ thông tin ngày mở bao bì, hãy dùng tem dán để dán ngày tháng mở túi thực phẩm hoặc hạn sử dụng. Như vậy mới đảm bảo an toàn và không bị lãng phí khi thực phẩm bị để quá hạn mà không sử dụng đến.
Chuyên gia Tostivint kiến nghị, hãy viết nhãn dán hạn sử dụng lên bao bì và hộp bảo quản, để đảm bảo rằng bạn sẽ ăn đúng thực phẩm tươi ngon và đảm bảo chất lượng.
*Theo Health/Hoàn Cầu
Trí thức trẻ