Thuế tối thiểu toàn cầu 15% tạo cơ hội mới hấp dẫn FDI bằng phi thuế
Mức thuế tối thiểu toàn cầu 15% được 143 nước (2/3 số quốc gia và vùng lãnh thổ toàn thế giới) phê chuẩn áp dụng đối với các công ty có quy mô từ 750 triệu euro hoặc khoảng 850 triệu USD hầu như làm giảm triệt để vai trò miễn, giảm thuế trong hấp dẫn FDI, theo đó, tạo cơ hội để thu hút đầu tư bằng phi thuế. Môi trường đầu tư minh bạch, công bằng, thân thiện tăng lên đáng kể.
- 07-07-2023Quảng Ninh đón thêm dự án FDI 10 triệu USD của Nhật Bản
- 06-07-2023Đà Nẵng lên kế hoạch thu hút 800 triệu USD vốn FDI vào các khu công nghiệp mới
- 03-07-2023Thanh Hóa sắp có dự án FDI 400 triệu USD
Đồng thuận cao toàn cầu thể hiện sự tiến bộ
Xu hướng giảm thuế để “trải thảm đỏ” đón tập đoàn đa quốc gia gây ra làn sóng “chạy đua xuống đáy”, gần như “vô tiền, khoáng hậu” nhất là khi xuất hiện các nền kinh tế mối nổi và thế giới bước vào giai đoạn toàn cầu hóa. Việc giảm thuế liên tục làm giảm tính công bằng môi trường đầu tư, tăng thêm quyền lực của công ty đa quốc gia với nước tiếp nhận mà thực chất là tăng áp lực của tư bản đối với lao động.
Cuộc đua này gây thiệt hại lợi ích quốc gia thu hút đầu tư nhất là các quốc gia đang phát triển, gây tình trạng cạnh tranh không lành mạnh và giảm tính minh bạch môi trường đầu tư. Đối tượng hưởng lợi là các tập đoàn đa quốc gia thường từ các nước phát triển.
Thuế tối thiểu toàn cầu được các quốc gia thỏa thuận và thống nhất ở mức 15% để chấm dứt cuộc đua. Đây là quyết định phù hợp với xu hướng điều chỉnh chính sách đầu tư, thúc đẩy dòng đầu tư toàn cầu thông qua công cụ và biện pháp hài hòa lợi ích nhà đầu tư, nước tiếp nhận và đối tượng hữu quan.
Trong một thế giới có sự đứt gãy chuỗi cung ứng do xung đột Nga - Ukraine, đại dịch COVID-19, tình trạng chia rẽ thế giới, việc hình thành mức thuế tối thiểu toàn cầu thể hiện tính thống nhất của các quốc gia, trước hết về nhận thức. Việc công khai hóa triệt để mức thuế tối thiểu tăng tính minh bạch của môi trường đầu tư toàn cầu, tạo điều kiện để các tập đoàn xây dựng chiến lược đầu tư mới, phù hợp với múc thuế này, hướng nỗ lực của các quốc gia vào biện pháp phi thuế.
Dư địa giảm thuế bằng 0
Đây là mức thuế được thỏa thuận bởi hầu hết quốc gia, vừa tạo thu nhập cho nhà nước vừa tăng mức độ hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài so với những nước không tham gia cam kết này. Mức thuế này thường chỉ được biết giữa nhà đầu tư và đại diện nước thu hút đầu tư, được ghi trong giấy phép đầu tư, hầu như không công khai hóa. Các nước cần vốn đầu tư nước ngoài thường tăng các ưu đãi về thuế thông qua miễn, giảm, hoàn thuế, giãn thuế so với các quốc gia khác để tằng sức hấp dân nhà đầu tư nước ngoài. Đây là biện pháp mang tính phổ biến. Các nước có mức thuế càng thấp, mức độ hấp dẫn đầu tư càng cao thậm chí hình thành các thiên đường thuế.
Nếu tất cả các quốc gia mong muốn thu hút đầu tư từ các tập đoàn đa quốc gia thông qua ưu đãi thuế cao nhất có thể sẽ tự làm giảm tính hấp dẫn của các quốc gia khác nếu các quốc gia này không giảm thuế đến mức ngang bằng hoặc thấp hơn so với nước còn lại. Cuộc đua này đang đẩy các quốc gia lao xuống đáy đã được khuyến cáo trong nhiều nghiên cứu và kéo dài trong nhiều năm. Kết quả là tất cả đều cố gắng ưu đãi thuế lớn nhất hay cùng nhau giảm lợi ích của mình để nhường lại cho các tập đoàn đa quốc gia được coi là các “đại bàng” cần thu hút. Về lâu dài, lợi ích thu được của các công ty đa quốc gia ngày càng lớn và các quốc gia thu hút đầu tư ngày càng bị “bần cùng hóa” do phải chấp nhận mức thuế thấp, giảm nguồn tài chính công, giảm phúc lợi dân cư. Đó là chưa kể đến lao động bị bóc lột.
Mức thuế tối thiểu toàn cầu 15% sẽ cải thiện tình hình này như minh bạch hóa thông tin, giảm thiểu ưu đãi về thuế quá mức, các quốc gia sẽ tối thiểu hóa việc giảm thuế để cạnh tranh nhằm thu hút quy mô lớn dòng vốn FDI. Lợi ích của nước tiếp nhận sẽ được bảo đảm và nếu quốc gia nào muốn giảm thuế thấp hơn mức 15% thì phân chênh giữa mức thuế thấp hơn này và mức 15% sẽ được nước có tập đoàn đi đầu tư tiếp tục đánh thuế để nâng lên mức 15%.
Các quốc gia áp dụng mức thuế 15% sẽ rơi vào trạng thái “tiến thoái lưỡng nan”. Nếu đánh thuế cao, FDI sẽ hạn chế di chuyển vào. Nếu đánh thuế thấp hơn 15% thì vừa không thu đủ 15% mà phần thiếu đó cũng không được nhận do chuyển cho nước chủ nhà. Tính minh bạch chính sách thuế sẽ cao nhất và cam kết quốc tế này chắc chắn sẽ được tuân thủ nghiêm túc nhất. Mọi sự sai lệch cam kết đều phải trả giá là thua thiệt lợi ích cũng như không thể hiện sự tiến bộ theo xu hướng cải thiện môi trường đầu tư. Các thành viên khác sẽ quan sát, đánh giá việc tuân thủ cam kết nếu chưa nói còn có cơ quan theo dõi việc tuân thủ cam kết và công bố công khai.
Phát huy triệt để công cụ và biện pháp phi thuế
Việt Nam là quốc gia thu hút FDI trong 35 năm và kết quả đạt được quan trọng là thu hút 500 tỷ USD vốn đăng ký và 250 tỷ USD vốn thực hiện tính đến hết năm 2022. Trong những năm đầu thu hút FDI, Việt Nam áp dụng cả thuế lợi tức (nay là thuế thu nhập doanh nghiệp) và cả thuế chuyển lợi nhuận về nước nhằm vừa khuyến khích thu hút đầu tư mới và khuyến khích tái đầu tư. Bên cạnh việc miễn thuế trong 4 năm đầu và giảm 50% thuế trong thời gian tiếp theo, mức thuế thu nhập doanh nghiệp cũng được giảm dần từ 25% xuống còn 20%. Thời gian miễn giảm thuế lên tới 10 năm thậm chí có địa phương còn kéo dài hơn khoảng thời gian này. Nếu lấy mức thuế tối thiểu toàn cầu 15% làm căn cứ, Việt Nam vẫn còn dư địa giảm thuế để tăng thu hút FDI.
Từ năm 2006, Việt Nam còn áp dụng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) để đánh giá mức độ cải thiện môi trường đầu tư và các địa phương sau 17 năm cải thiện liên tục, môi trường đầu tư có sự chuyển biến đáng kể như tính minh bach tăng lên, độ hấp dẫn được cải thiện. Thời gian cấp phép đầu tư được giảm tối đa thậm chí giấy phép đầu tư được cấp trong thời gian chưa đến 1 tuần. Quy mô thu hút FDI vào Việt Nam sau 35 năm vẫn có xu hướng tăng lên liên tục càng cho thấy lòng tin của nhà đầu tư nước ngoài cao vào môi trường đầu tư tại Việt Nam.
Để phát huy triệt để công cụ và biện pháp phi thuế, Việt Nam cần triển khai chiến lược thu hút FDI mới, tái đầu tư bảng biện pháp phi thuế đa dạng, thực chất, hiệu quả và lâu dài. Khía cạnh này cần gắn với quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, ổn định, bền vững. Hoàn thiện hệ thống pháp lý về FDI rõ ràng, minh bạch, thống nhất giữa các địa phương phù hợp xu hướng thế giới, cam kết và thông lệ quốc tế gắn với cam kết thuế tối thiểu toàn cầu 15%. Đánh giá tác động cụ thể cam kết này đến dòng FDI từng ngành, đối tác, địa phương để thích ứng tương xứng.
Đồng thời, quyết liệt cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng thông tin thuận lợi, dịch vụ chất lượng cao, chi phí giao dịch thấp, hạ tầng xã hội- môi trường bền vững, gắn với cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050. Coi trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thiểu chi phí phi chính thức, loại bỏ cơ chế “xin-cho”. Coi trong việc tăng tính thận thiện trong quan hệ với nhà đầu tư nước ngoài.
Cần triệt để sử dụng chỉ số PCI và các loại chỉ số khác để đánh giá mức độ cải thiện môi trường đầu tư hiệu quả từ cấp độ địa phương, vùng và cả nước. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo về phương thức thu hút FDI gắn với nguồn lực, thế mạnh địa phương giai đoạn mới.
Phát huy công tác xúc tiến đầu tư đa dạng, hiệu năng cao và tìm chọn đối tác đầu tư phù hợp, tinh thần hợp tác cao cả cấp độ quốc gia, địa phương và liên địa phương. Một chương trình xúc tiến đầu tư quy mô lớn và theo cách tiếp cận phi thuế cần được bổ sung và xây dựng mới gắn với cam kết mới về thuế tối thiểu 15%.
Khai thác tác động của các hiệp định thương mại tự do nhất là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, phát triển các quan hệ đối tác chiến lược, đối tác hiến lược toàn diện vá các quan hệ hợp tác đa dạng để củng cố lòng tín vào triển vọng phát triển mạnh của nền kinh tế Việt Nam, hiện thực hóa quan hệ đối tác chiến lược thành dự án, chương trình đầu tư cụ thể.
VOV