Thước đo lạm phát quan trọng lần đầu tiên giảm dưới 3% sau 3 năm, bật đèn xanh cho FED hạ lãi suất
Một thước đo lạm phát quan trọng được công bố ngày 26/1 cho thấy tốc độ tăng giá đã hạ nhiệt trong tháng cuối cùng của năm 2023.
- 26-01-2024Nối 266 km sắt thép thành công trình tỷ đô băng núi vượt sông, Trung Quốc khẳng định trình độ đỉnh cao ngành xây dựng, khiến Mỹ cũng phải ‘lấy sách vở ghi chép’
- 26-01-202480% chứng khoán Mỹ nằm trong tay ‘các cụ’: Rủi ro không ngờ đối với thị trường
- 26-01-20244 ngành nghề “việc tìm người”, cho phép làm online với nhiều đãi ngộ, lương lên đến 5,5 tỷ đồng/năm
Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) của Bộ Thương mại Mỹ là một thước đo quan trọng đối với Cục Dự trữ Liên bang (FED). Trong tháng 12/2023, chỉ số PCE lõi (không bao gồm thực phẩm và năng lượng) tăng 0,2% so với tháng 11 và tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước. Các nhà kinh tế mà Dow Jones khảo sát đã dự đoán mức tăng lần lượt là 0,2% và 3%.
Trên cơ sở hàng tháng, PCE lõi tháng 11/2023 tăng 0,1% so với tháng trước. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2022, PCE lõi tăng 3,2% trong tháng 11, mức tăng thấp nhất kể từ tháng 4/2021.
PCE bao gồm giá năng lượng và thực phẩm cũng tăng 0,2% trong tháng 12 và giữ ổn định ở mức 2,6% so với cùng kỳ năm trước.
Dữ liệu này là một bằng chứng bổ sung cho thấy lạm phát mặc dù vẫn tăng nhưng đang trên đà giảm dần. Đây có thể là tín hiệu để FED bắt đầu cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay. Ngân hàng trung ương đã đặt mục tiêu lạm phát lý tưởng là 2%.
PCE là một dữ liệu ít được thị trường chú ý đến. Chứng khoán tương lai cho thấy thị trường ít biến động khi mở cửa.
Khi lạm phát tiến gần đến mục tiêu của FED, chi tiêu tiêu dùng tăng 0,7%, mạnh hơn ước tính 0,5%. Tăng trưởng thu nhập cá nhân giảm xuống 0,3%, đúng như dự báo.
Trong các số liệu lạm phát, giá hàng hóa giảm 0,2% trong khi giá dịch vụ tăng 0,3%. Giá thực phẩm tăng 0,1% trong tháng 12, năng lượng và dịch vụ tăng 0,3%. Giá các loại hàng hóa dùng lâu dài như thiết bị, máy tính và xe cộ giảm 0,4%.
Lạm phát đã là một vấn đề nhức nhối kể từ những ngày đầu đại dịch Covid bùng phát, giai đoạn mà giá cả tăng lên mức cao nhất kể từ đầu thập niên 1980. Ban đầu, FED dự đoán tình trạng tăng giá này chỉ là tạm thời, sau đó cơ quan này phải phản ứng bằng một loạt đợt tăng lãi suất, đưa lãi suất cơ bản lên mức cao nhất trong hơn 22 năm.
Hiện nay, khi tỷ lệ lạm phát đang hạ nhiệt, phần lớn thị trường kỳ vọng FED sẽ bắt đầu nới lỏng chính sách thắt chặt của mình. Theo dữ liệu của CME Group, tính đến sáng 26/1, các nhà giao dịch hợp đồng tương lai dự đoán khoảng 53% khả năng FED sẽ thực hiện đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên vào tháng 3.
Theo CNBC
Nhịp Sống Thị Trường
Sự kiện: Chuyện của FED
Xem tất cả >>- Mỹ sắp công bố dữ liệu lạm phát cuối cùng cho cuộc họp chính sách tuần sau: Fed có thể ‘quay xe’ dừng cắt giảm lãi suất nếu con số này tăng bất ngờ
- Biên bản cuộc họp Fed tháng 11 được công bố: Quan chức ủng hộ tiếp tục cắt giảm lãi suất nhưng ‘lặng thinh’ về quyết định tháng sau
- Thước đo lạm phát then chốt sắp được công bố trong tuần này: Fed liệu có tạm hoãn cắt giảm lãi suất?
- Fed quyết định ra sao với lãi suất vào năm 2025: 2 yếu tố này quyết định tất cả
- Chủ tịch Jerome Powell dội gáo nước lạnh vào khả năng cắt giảm lãi suất tháng 12: ‘Fed không cần vội vàng’