Thuốc trường sinh bất lão rẻ nhất trên thế gian, chỉ một từ: TIẾT CHẾ
Mọi người nên ý thức ra được một điều rằng, “sống lâu” và “sống lâu một cách khỏe mạnh” là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Nhân sinh có độ, chín quá hóa ngẫu, cái gì nhiều quá cũng không tốt, cốt là ở “chừng mực”. Muốn sống lâu trăm tuổi mà vẫn khỏe mạnh, minh mẫn, phải nhớ lấy hai chữ: “tiết chế”.
- 15-10-2020Chiếc khăn lụa và bài học của Đức Phật thức tỉnh chúng sinh: Vạn sự muốn gỡ nhất định phải học cách buông
- 15-10-2020Dù giàu có, tự chủ đến đâu thì chỉ cần có 1 trong những dấu hiệu này cũng khiến bạn cảm thấy chán nản, bi quan
- 14-10-20205 lý do khiến bạn phải dừng ngay việc phấn đấu cho sự hoàn hảo và tạo cho mình một cuộc sống hạnh phúc và viên mãn hơn
Trên thế giới, có rất nhiều người dành 10 năm cuối đời của mình trong bệnh tật. Khoa học tuy ngày một phát triển, nhưng bệnh tật thì lại ngày một nhiều hơn, khó chữa trị hơn, hơn nữa còn ngày càng trẻ hóa. Ung thư, đột quỵ trở thành thường thái, huyết áp cao, thoái hóa đốt sống cổ thậm chí còn phổ biến hơn cả cảm cúm…
Mọi người nên ý thức ra được một điều rằng, "sống lâu" và "sống lâu một cách khỏe mạnh" là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Nhân sinh có độ, chín quá hóa ngẫu, cái gì nhiều quá cũng không tốt, cốt là ở "chừng mực". Muốn sống lâu trăm tuổi mà vẫn khỏe mạnh, minh mẫn, phải nhớ lấy hai chữ: "tiết chế".
Ăn uống, tiết chế
Cuốn "Hoàng đế nội kinh", một tài liệu y học cổ của Trung Quốc có viết: "Thượng cổ chi nhân, kì tri đạo giả, pháp vu âm dương, hòa vu thuật số, thực ẩm hưu tiết, khởi cư hữu thường, cố năng hình dư thần câu, tận trung kì thiên niên."
Đại ý muốn nói ngay từ ngày xưa, người xưa đã "thực ẩm hữu tiết", ăn uống có chừng mực, điều độ, có sự tiết chế.
Ăn uống quá nhiều, hay ăn uống linh tinh rất hại dạ dày, không ăn không uống cũng hại dạ dày. Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng "lá lách và dạ dày là nền tảng của cơ thể, là nguồn gốc của khí huyết sinh hóa", nếu lá lách và dạ dày bị tổn thương, khí và huyết dễ bị thiếu hụt, và bệnh tật sẽ tự nhiên lợi dụng sự thiếu hụt, yếu đuối ấy mà xâm nhập vào cơ thể.
Một người bạn của tôi vì giảm cân mà khống chế ăn uống, bữa trưa và bữa tối chỉ ăn một chút hoa quả, nhưng một lúc không cầm lòng được, ăn uống xả láng một bữa, vậy là công sức của bao nhiêu ngày lập tức đổ sông đổ bể.
Y học cổ truyền cho rằng "cam tuyệt phì nông, hủ tràng chi dược", bệnh của nhiều người nhà giàu, rất nhiều là do ăn uống quá sướng, quá nhiều chất và dầu mỡ.
Dục tốc thì bất đạt, cái gì quá cũng không tốt, tiết chế, kiểm soát chế độ ăn cân bằng, dinh dưỡng hợp lý, mới có thể bảo vệ tốt hệ thống tiêu hóa, nạp đủ năng lượng và tận hưởng cuộc sống lâu dài.
Cảm xúc, tiết chế
Trung y cho rằng, ngọn nguồn của bách bệnh đều tới từ cả, xúc tức giận, nóng nảy, "phẫn nộ tổn thương gan, quá vui tổn thương tâm, tương tư tổn thương lá lách, ưu phiền tổn thương phổi, sợ hãi, lo âu tổn thương thận."
Rất nhiều căn bệnh phát sinh đều có nguồn gốc từ tâm lý không tốt, hơn nữa những căn bệnh này lại là những căn bệnh mà thiết bị công nghệ cao hiện đại không thể phát hiện được.
Gia Cát Lượng nói: "Phi đạm bạc vô dĩ ming chí, phi ninh tịnh vô dĩ chí viễn", ý muốn nói, không điềm đạm lại thì khó mà tỉnh táo, thông suốt, không trầm tĩnh lại khó mà nhìn được ra xa.
Phật giáo giảng: "Nhìn thấu, buông bỏ, thanh tịnh, tự tại."
Người xưa nói: "Người ngốc cũng có cái phúc của người ngốc."
"Đời người 10 phần thì tới 8,9 phần là không như ý", trong công việc và cả cuộc sống, những chuyện và người khiến chúng ta phải phiền não là điều không thể tránh khỏi, nhưng chỉ khi làm chủ được cảm xúc của mình, bạn mới là người chiến thắng.
Làm việc, tiết chế; nghỉ ngơi, hợp lý
"Khoan, nghiêm kết hợp" là đạo văn võ, vì vậy mà người ta mới nói "người không biết nghỉ ngơi sẽ không biết làm việc."
Một người, quá bận rộn hay quá nhàn rỗi cũng đều không tốt. Quá bận rộn, cơ thể bị bào mòn, không có thời gian thư giãn giải trí, hưởng thụ cuộc sống, sống vậy, không vui vẻ; rảnh rỗi quá, không cho thấy được giá trị bản thân, nhạt nhẽo, vô vị, sống vậy, cũng chẳng vui.
Mục đích của kiếm tiền là tiêu tiền, thỏa mãn những nguyện vọng nhỏ bé của bản thân, khiến bản thân sống vừa vui vẻ vừa có tôn nghiêm, chứ không phải vì tích lũy từng con số 0 mà thấu chi, bào mòn sức khỏe của bản thân.
Tiền làm ra là để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống, nhưng có biết bao người lại trở thành nô lệ của đồng tiền, bán cả mạng mình cho nó.
Còn rừng thì sợ gì không có củi đốt, còn mạng chính là còn tương lai, sinh mạng suy cho cùng cũng rất mỏng manh, nhưng chúng ta phải dùng nó vài chục năm lận, vì vậy, chỉ khi kết hợp giữa làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, cái sinh mạng mỏng manh của chúng ta mới bền lâu được. Duy trì sức khỏe, mới chính là vương đạo.
Xử thế, tiết chế
Một phóng viên nọ phỏng vấn một tài xế taxi lão làng có kinh nghiệm hơn 30 năm trong nghề, anh tổng kết kinh nghiệm lái xe an toàn của mình chỉ trong 3 chữ, "chậm là nhanh". Bởi vì bản thân anh đã chứng kiến không biết bao nhiêu trường hợp vì lái xe nhanh, lái xe ẩu mà xảy ra sự cố.
Hấp tấp quá thì dễ hỏng việc, chậm chạp quá cũng dễ lỡ việc. Phàm là làm việc gì cũng phải bình tĩnh, ung dung và thật quyết đoán.
"Quân tử chi giao đạm như thủy", khi giao tiếp với người khác càng cần phải có chú ý, có sự tiết chế, chừng mực, có cái "lễ", cái "lịch sự" ở trong đó, cũng giống như câu "khoảng cách sinh ra cái đẹp."
Từ những người bạn thân thiết bỗng dưng trở thành hai kẻ xa lạ, nguyên nhân cũng thường là bởi vì không biết giữ chừng mực. Liên quan tới tiền bạc là phải rõ ràng, anh em tốt, càng sĩ diện càng không hay, càng dễ nảy sinh ra mâu thuẫn khó nói.
Khổng Tử nói: "lai nhi bất vãng phi lễ dã", có đi mà không có lại là không phải cái phép, bất kể là qua lại với ai, nếu một bên chỉ biết bỏ ra, còn một bên chỉ biết nhận lại, sớm muộn cũng tạo ra áp lực cho đối phương, lâu dần, kết cục sẽ chỉ còn là hai chữ "tuyệt giao".
Tuy phúc khí và tuổi thọ của mỗi người là không giống nhau, nhưng chỉ cần bạn biết tiết chế, thư thái, tự tại, cộng thêm luôn tích cực, bạn nhất định sẽ sống lâu và khỏe mạnh.
Trí thức trẻ