Tiếc rẻ một loại thực phẩm nhiều người yêu thích, người đàn ông suýt mất hai chân
Mới đây, Bệnh viện Hàng Châu (Chiết Giang, Trung Quốc) đã đăng tải một trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán viêm tuỷ cấp sau khi ăn phải hải sản không tươi sống. Các bác sĩ cảnh báo mọi người cần có những lưu ý nhất định khi ăn hải sản để bảo vệ sức khoẻ bản thân.
- 08-05-2023Nam giới sau khi về hưu có 4 dấu hiệu này chứng tỏ tuổi thọ đang bị “bào mòn”: Số 1 hầu như không đàn ông nào tránh được
- 08-05-2023Cà phê làm tim đập nhanh bất thường, liệu uống nhiều loại nước này có gây hại cho tim?
- 07-05-20234 lầm tưởng về việc tập thể dục khiến công sức ‘đổ sông đổ bể’, thậm chí chuốc thêm mệt mỏi
Ông Củng (đã đổi tên, 32 tuổi, Trung Quốc) là một đầu bếp. Trong lô cua nhà hàng mới nhập có một con đã chết, không thể chế biến. Bình thường trong trường hợp này, con cua không còn tươi sống sẽ bị vứt bỏ. Nhưng ông Củng và đồng nghiệp cảm thấy tiếc vì cua mới chết nên đã giữa lại để ăn.
Đêm hôm đó, ông Củng bắt đầu đau bụng và tiêu chảy. Đến ngày thứ 3, ông phát sốt, chóng mặt, đau đầu, thêm vào đó là các triệu chứng đầy hơi, táo bón, tiểu buốt. Tình trạng sức khỏe ngày càng nghiêm trọng. 3 ngày tiếp theo, hai chân của ông bắt đầu tê liệt, không có lực, không thể đứng dậy hoặc đi bộ.
(Ảnh minh hoạ)
Ông Củng lập tức được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Hàng Châu. Sau khi kiểm tra, ông được chẩn đoán viêm tủy cấp.
Phó trưởng khoa Thần kinh Bệnh viện Hàng Châu, Đông Lệ Nghiên giải thích, Aeromonas là một loại vi khuẩn dị dưỡng gram âm. Loại vi khuẩn này thường lây nhiễm bệnh cho con người qua những động vật sống dưới nước, gây tiêu chảy hoặc ngộ độc thực phẩm. Thường những người có khả năng miễn dịch thấp thường sẽ dễ bị nhiễm khuẩn.
Vi khuẩn Aeromonas chủ yếu gây ra viêm dạ dày hoặc tiêu chảy nhiễm trùng, nhiễm trùng vết thương, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng ống mật, nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng mắt, viêm màng não…
Các bác sĩ nhắc nhở, loại vi khuẩn này chủ yếu lây truyền bệnh qua môi trường nước. Chúng ta nên tránh tiếp xúc trực tiếp với nước ô nhiễm hoặc nước uống chưa đun sôi; miệng vết thương sau khi tiếp xúc với nước bẩn trong môi trường tự nhiên cần nhanh chóng tiến hành khử trùng… để bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn Aeromonas. Với những loại rau, thịt, thực phẩm tươi sống rất có khả năng ẩn chứa loại vi khuẩn này nên trước khi ăn cần rửa sạch và nấu chín.
Bản thân cua chết đã là một loại thực phẩm nguy hiểm. Bởi sau khi chết, tổng số vi khuẩn hiếu khí trong cua sẽ tăng cao, đôi lúc sẽ sản sinh Histamin, Cadaverine, Putrescine… và những vi khuẩn có hại khác. Sau khi ăn phải rất dễ gây ra nhiễm khuẩn.
Ăn hải sản nhất định phải chú ý những điều sau
Trừ việc ăn hải sản không tươi sống dễ dẫn đến nhiễm độc, khi ăn hải sản chúng ta cũng cần chú ý những điểm sau:
1.Uống thuốc dị ứng đừng ăn hải sản
Mã Yến, Giám đốc Trung tâm Dược phẩm Bệnh viện Hữu An (Bắc Kinh, Trung Quốc) trong một báo cáo định kỳ về sức khỏe cho biết, hiện nay, các nhóm thuốc chống dị ứng chủ yếu đều là thuốc kháng Histamin - “hung thủ” gây ra dị ứng.
(Ảnh minh hoạ)
Tuy nhiên, hải sản là loài giàu protein, hàm lượng Histidine cao. Dưới tác dụng của Histidine decarboxylase trong cơ thể, Histidine sẽ chuyển hoá thành Histamin. Nếu người bệnh ăn hải sản trong khi dùng thuốc dị ứng sẽ khiến tình trạng càng thêm nghiêm trọng.
2. Ăn hải sản đừng uống đồ có cồn
Bác sĩ Mã Yến cũng chỉ ra rằng, hải sản và bia rượu có thể coi là “bộ đôi” gây ra bệnh gút. Bởi một số loại hải sản như cá mòi, cá cơm, cá hồi, sò hến, tôm cua… đều chứa khá nhiều Purine.
Nếu như uống nhiều bia rượu sẽ khiến Purine tăng tốc độ phân giải, hình thành Acid uric. Đồng thời, Ethanol trong rượu cũng không có lợi cho sự bài tiết của Axit uric, điều này có thể gây ra bệnh gút.
Rượu bia và hải sản đều là những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh gút, khi đi cùng với nhau lại càng thêm nguy hiểm.
3. Hải sản phải được nấu chín
Cao Kiện, Chủ nhiệm khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Trung Sơn (Thượng Hải, Trung Quốc) trong một cuộc phỏng vấn với Health Times cho biết, các loại hải sản nên được nấu ở nhiệt độ cao trước khi ăn, không thể ăn sống. Bởi hải sản có thể mang trong mình rất nhiều vi khuẩn. Ví dụ như các loài nghêu, hàu, cua… đều có thể mang virus viêm gan A, dịch tả… Dưới tác dụng của nhiệt độ cao có thể tiêu diệt những vi khuẩn này.
4. Uống một ít canh nóng trước khi ăn hải sản
Chuyên gia dinh dưỡng Tang Toàn Nghi trong một báo cáo về sức khoẻ cho biết, nếu sau khi ăn hải sản xuất hiện những hiện tượng khó chịu như đau bụng, tiêu chảy (trừ trường hợp dị ứng) rất có khả năng là bởi dạ dày không thể chống lại tính “lạnh” của chúng.
Cách tốt nhất là trước khi ăn hải sản, hãy uống một ít canh hoặc cháo nóng để ấm bụng. Khi ăn hải sản cũng nên chú ý ăn kèm với những loại gia vị như gừng, mù tạt,... vừa thêm hương vị cho món ăn, vừa để khử trùng và ngăn ngừa đau bụng, tiêu chảy.
5. Bệnh nhân gút nên ít ăn hải sản
Như đã nói trên, bởi hải sản thường là những thực phẩm chứa nhiều Purine tạo ra nhiều Axit uric hơn sau khi phân hủy chuyển hóa trong cơ thể. Cho nên, việc ăn một lượng lớn hải sản có thể gây ra bệnh gút cấp tính với các biểu hiện như đỏ, sưng, đau và khó chịu toàn thân.
Nếu mắc bệnh gút, sỏi thận hoặc những chứng bệnh tương tự, ăn hải sản có thể khiến bệnh tình nặng hơn.
Nguồn và ảnh: kknews, Pinteres
Thể thao & văn hóa