MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tiết lộ đằng sau khoản thưởng Tết gần 900 triệu đồng của DN ở Bình Dương: Từng phải cắt giảm hơn 600 nhân sự năm 2020, HĐQT không nhận thù lao dành tiền thưởng cho nhân viên

23-12-2022 - 11:23 AM | Doanh nghiệp

Tiết lộ đằng sau khoản thưởng Tết gần 900 triệu đồng của DN ở Bình Dương: Từng phải cắt giảm hơn 600 nhân sự năm 2020, HĐQT không nhận thù lao dành tiền thưởng cho nhân viên

Không những vậy, Doanh nghiệp này còn dành lợi nhuận trích lập quỹ Từ thiện, đều đặn ngay cả trong thời gian nền kinh tế đang khó khăn vì Covid.

Công ty cổ phần Gỗ An Cường được thành lập tại Bình Dương, theo đăng ký kinh doanh ngày 20/09/2006. Chủ sở hữu bao gồm Công ty TNHH Đầu tư NC Việt Nam, Whitlam Holding Pte. Ltd.Sumitomo Forestry (Singapore) Ltd và các đối tượng khác.

Tại ngày 30/06/2022, công ty có 02 công ty con trực tiếp, 1 công ty liên kết và 1 công ty con gián tiếp. Chi tiết:

 Tiết lộ đằng sau khoản thưởng Tết gần 900 triệu đồng của DN ở Bình Dương: Từng phải cắt giảm hơn 600 nhân sự năm 2020, HĐQT không nhận thù lao dành tiền thưởng cho nhân viên  - Ảnh 1.

Trích BCTC hợp nhất của DN

Mới đây, Gỗ An Cường gây xôn xao dư luận về thông tin thưởng Tết nguyên đán lên đến gần 900 triệu đồng. Trên BCTC hợp nhất bán niên thể hiện đến 30/06 doanh nghiệp có 2.962 nhân sự, tăng 4% so với thời điểm đầu năm. Theo kế hoạch đặt ra, số lượng nhân sự đến cuối 2022 là 3.163 người, tăng 328 người so với đầu năm.

Giữa năm 2022, Gỗ An Cường đã có 3 Nghị quyết, quyết định liên quan đến trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi. Bao gồm:

- Nghị quyết ĐHĐ cổ đông thường niên số 09-2022/NQ-GAC ngày 6/6/2022, ĐHĐ cổ đông đã thông qua việc trích lập quỹ thiện 5 tỷ đồng; trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi với tỷ lệ 5% trên lợi nhuận sau thuế theo BCTC kiểm toán hợp nhất 2021của Tập đoàn, sau khi trừ đi số lợi nhuận sau thuế trên báo cáo soát xét 6 tháng đầu năm 2021, tương đương số tiền là 10,69 tỷ đồng và chuyển toàn bộ số dư quỹ Đầu tư phát triển của Tập đoàn sang quỹ khen thưởng phúc lợi.

- Quyết định số 81-2022/QĐ-SXGAC ngày 15/06/2022, Chủ tịch Công ty TNHH sản xuất gỗ An Cường quyết định trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi bằng 10% lợi nhuận sau thuế theo BCTC kiểm toán năm 2021 tương đương 22,2 tỷ đồng. Sau khi trừ đi khoản đã tạm trích trong năm 2021 là 6,9 tỷ đồng, số tiền trích thêm trong năm 2022 là 15,3 tỷ đồng.

- Quyết định số 55-2022/QĐ-MLC ngày 15/06/2022, Chủ tịch Công ty TNHH Malloca Việt Nam quyết định trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi bằng 10% lợi nhuận sau thuế theo BCTC kiểm toán năm 2021 tương đương 2,85 tỷ đồng.

Có được quỹ khen thưởng, phúc lợi "dồi dào" một phần nhờ kết quả kinh doanh năm 2021 và 2022 khả quan. Trước đó, năm 2020, khi kết quả kinh doanh không như mong đợi, doanh nghiệp này đã buộc phải cắt giảm nhiều chi phí, trong đó có chi phí nhân sự.

Theo Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2020, doanh thu thuần công ty đạt 3.754 tỷ đồng, giảm 15.3% so với năm 2019; lợi nhuận gộp giảm 7,6% nhưng lợi nhuận trước thuế không những giảm mà lại còn tăng nhẹ.

Doanh thu giảm, để giữ lợi nhuận doanh nghiệp buộc phải cắt giảm nhiều khoản chi phí. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm lần lượt 8% và 17%. Chi phí tài chính cũng giảm 6% trong khi thu nhập tài chính tăng 38%.

Đến cuối năm 2020, quy mô nhân sự thu hẹp đáng kể, giảm 608 người, tương đương giảm 17% so với đầu năm.

Con số 608 lao động giảm trong năm 2020 phải đặt trong hoàn cảnh chung của xã hội và nền kinh tế khi ấy, khó khăn bủa vây do dịch bệnh Covid - 19 diễn biến phức tạp. Không những vậy, đầu ra của Gỗ An Cường còn bị ảnh hưởng bởi sự đi xuống của thị trường bất động sản (với phân khúc căn hộ). Trong hoàn cảnh đó, doanh nghiệp buộc phải quản trị chi phí tốt, cải thiện biên lợi nhuận.

Theo công ty, dự báo tình hình và chủ động đánh giá lại danh mục sản phẩm khách hàng, công ty đã chủ động sắp xếp lại nhân sự ở nhà máy và dự án, chuẩn hoá quy trình sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, tiết giảm chi phí.

Có một thực tế đáng ghi nhận là sự cố gắng của HĐQT Gỗ An Cường trong việc dành lợi nhuận để trích quỹ khen thưởng cho nhân viên, người lao động. Năm 2020 và 2021, HĐQT và BKS Gỗ An Cường không nhận thù lao và thưởng. Toàn bộ ngân sách và thưởng ưu tiên dành cho công tác phòng chống dịch, hỗ trợ cán bộ công nhân viên nhằm ghi nhận đóng góp và gắn bó của CNV với sự phát triển của tập đoàn.

Năm 2022, Ban Kiểm soát và HĐQT gỗ An Cường cũng tự nguyện không nhận thù lao.

Văn hoá doanh nghiệp của Gỗ An Cường nổi lên quy tắc ứng xử của Doanh nghiệp với nhân viên: Lương, thưởng và phúc lợi gắn liền với hiệu quả công việc, tạo ra môi trường mà nhân viên đều cảm thấy thoải mái để nói lên suy nghĩ.

Vì vậy, các nhân viên cấp quản lý hầu hết đều có thâm niên gắn bó với Gỗ An Cường trên 10 năm. Trong đó có rất nhiều người gắn bó với công ty ngày đầu thành lập. Công ty cho biết, từ khi thành lập chưa ghi nhận trường hợp nào đình công, biểu tình,...

Theo An Vũ

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên