Mua chung cư, mua luôn cả nỗi khổ!
Vụ việc tại chung cư 14 tầng Nguyễn Quyền đường Phan Anh, quận Bình Tân, TP.Hồ Chí Minh đang đặt ra cho nhà chức trách vấn đề cần suy nghĩ tìm ra hướng giải quyết.
Bất cập này không chỉ riêng đối với hơn 200 căn hộ ở chung cư nói trên mà còn là giải pháp chung cho những căn hộ cao tầng khác đang mọc lên "như nấm sau mưa”.
Vào ở hơn một năm nhưng người mua vẫn phải đi bộ mà không có thang máy, thậm chí có người bị xảy thai vì phải đi bộ từ lầu 1 đến lầu 14, có người bị té gãy chân do bậc tam cấp cầu thang quá cao. Chung cư không có hầm xử lý rác mà chất thành đống tại hành lang, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Nước uống được hút từ dưới đất lên mà không qua xử lý, nước luôn luôn đục và hôi thối, bên trên mặt đất là nghĩa địa mồ mả vẫn còn nguyên. Lan can bảo vệ chỉ ngang tầm lưng quần nên rất nguy hiểm cho người dân. Song sắt bảo vệ cầu thang bộ rất thưa và dễ gây tại nạn cho các cháu nhỏ nô đùa nơi hành lang.
Bà con bức xúc với ban quản lý chung cư thì bị chủ dự án cho công nhân kéo lên nhà gây áp lực và hăm dọa, sau đó liên tục cảnh cáo mỗi khi ra vào chung cư. Chính quyền địa phương đến thì đôi bên đóng cửa nói chuyện thế là xong, mọi việc đâu lại vào đấy. Các nhà báo đến thì bị công nhân vây chặt, nhốt trong phòng không cho tiếp xúc với dân, sau đó chủ đầu tư nói chuyện với nhà báo nhưng cũng không giải quyết vấn đề gì.
Bà con phản ảnh lên Sở Xây dựng thì Sở trả lời, căn cứ Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư của Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân quận có trách nhiệm: "kiểm tra quản lý sử dụng nhà chung cư và xử lý theo thẩm quyền”. Vì vậy, Sở Xây dựng đề nghị "Bà con chung cư Nguyễn Quyền” phản ánh trực tiếp đến Uỷ ban nhân dân quận Bình Tân để được giải quyết theo đúng quy định. Trong khi đó, chính quyền sở tại cho biết do chung cư chưa được chủ đầu tư đăng ký với phường nên thẩm quyền giải quyết thuộc về…Ban Quản lý chung cư do chủ đầu tư lập ra!
Từ vụ việc đùn qua đẩy lại, thiết nghĩ cần có quy chế rõ ràng, chặt chẽ hơn về quản lý nhà chung cư đối với chủ đầu tư. Sau khi hoàn tất xây dựng, chủ đầu tư phải làm xong hai bước rồi mới được bán căn hộ. Bước 1 họ phải xin kiểm định chất lượng, hạ tầng, độ an toàn các mặt từ vệ sinh đến cháy nổ. Việc này tương tự như sản xuất mặt hàng thuốc chữa bệnh, chỉ khi đăng ký và được kiểm định xong sản phẩm mới được phép bán ra thị trường. Người mua cần phải coi chứng nhận kiểm định và văn bản này phải được sao đính kèm trong hồ sơ mua bán nhà. Bước 2, chủ đầu tư phải đăng ký với chính quyền sở tại để cùng với bước 1 làm cho chung cư thành sản phẩm được phép lưu hành hợp pháp.
Cũng nên xem xét lại, ban quản lý chung cư sao lại do chủ đầu tư lập nên để tự trao quyền "quản lý” người mua khiến "thượng đế” mua chung cư có cảm tưởng như sự quản lý của một dạng cấp chính quyền cơ sở? Về bản chất, ban quản lý này đáng ra chỉ đóng vai trò phục vụ khách hàng mua căn hộ. Người sống trong chung cư vì sao không được tự lập ban đại diện để cùng với chính quyến quản lý như một tổ dân phố hay khu dân cư? Là người bán chung cư, chủ đầu tư không có quyền "nắm” người dân sau khi việc mua bán hoàn thành.
Như trong vụ chung cư Nguyễn Quyền nói trên, rõ ràng người mua phải mua luôn nỗi khổ vào người, và không ai đứng ra giải quyết cho họ. Thử hỏi, việc đô thị hóa qua những chung cư như kiểu này có thật sự đồng nghĩa với văn minh hóa cuộc sống của cư dân đô thị?
Vào ở hơn một năm nhưng người mua vẫn phải đi bộ mà không có thang máy, thậm chí có người bị xảy thai vì phải đi bộ từ lầu 1 đến lầu 14, có người bị té gãy chân do bậc tam cấp cầu thang quá cao. Chung cư không có hầm xử lý rác mà chất thành đống tại hành lang, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Nước uống được hút từ dưới đất lên mà không qua xử lý, nước luôn luôn đục và hôi thối, bên trên mặt đất là nghĩa địa mồ mả vẫn còn nguyên. Lan can bảo vệ chỉ ngang tầm lưng quần nên rất nguy hiểm cho người dân. Song sắt bảo vệ cầu thang bộ rất thưa và dễ gây tại nạn cho các cháu nhỏ nô đùa nơi hành lang.
Bà con bức xúc với ban quản lý chung cư thì bị chủ dự án cho công nhân kéo lên nhà gây áp lực và hăm dọa, sau đó liên tục cảnh cáo mỗi khi ra vào chung cư. Chính quyền địa phương đến thì đôi bên đóng cửa nói chuyện thế là xong, mọi việc đâu lại vào đấy. Các nhà báo đến thì bị công nhân vây chặt, nhốt trong phòng không cho tiếp xúc với dân, sau đó chủ đầu tư nói chuyện với nhà báo nhưng cũng không giải quyết vấn đề gì.
Bà con phản ảnh lên Sở Xây dựng thì Sở trả lời, căn cứ Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư của Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân quận có trách nhiệm: "kiểm tra quản lý sử dụng nhà chung cư và xử lý theo thẩm quyền”. Vì vậy, Sở Xây dựng đề nghị "Bà con chung cư Nguyễn Quyền” phản ánh trực tiếp đến Uỷ ban nhân dân quận Bình Tân để được giải quyết theo đúng quy định. Trong khi đó, chính quyền sở tại cho biết do chung cư chưa được chủ đầu tư đăng ký với phường nên thẩm quyền giải quyết thuộc về…Ban Quản lý chung cư do chủ đầu tư lập ra!
Từ vụ việc đùn qua đẩy lại, thiết nghĩ cần có quy chế rõ ràng, chặt chẽ hơn về quản lý nhà chung cư đối với chủ đầu tư. Sau khi hoàn tất xây dựng, chủ đầu tư phải làm xong hai bước rồi mới được bán căn hộ. Bước 1 họ phải xin kiểm định chất lượng, hạ tầng, độ an toàn các mặt từ vệ sinh đến cháy nổ. Việc này tương tự như sản xuất mặt hàng thuốc chữa bệnh, chỉ khi đăng ký và được kiểm định xong sản phẩm mới được phép bán ra thị trường. Người mua cần phải coi chứng nhận kiểm định và văn bản này phải được sao đính kèm trong hồ sơ mua bán nhà. Bước 2, chủ đầu tư phải đăng ký với chính quyền sở tại để cùng với bước 1 làm cho chung cư thành sản phẩm được phép lưu hành hợp pháp.
Cũng nên xem xét lại, ban quản lý chung cư sao lại do chủ đầu tư lập nên để tự trao quyền "quản lý” người mua khiến "thượng đế” mua chung cư có cảm tưởng như sự quản lý của một dạng cấp chính quyền cơ sở? Về bản chất, ban quản lý này đáng ra chỉ đóng vai trò phục vụ khách hàng mua căn hộ. Người sống trong chung cư vì sao không được tự lập ban đại diện để cùng với chính quyến quản lý như một tổ dân phố hay khu dân cư? Là người bán chung cư, chủ đầu tư không có quyền "nắm” người dân sau khi việc mua bán hoàn thành.
Như trong vụ chung cư Nguyễn Quyền nói trên, rõ ràng người mua phải mua luôn nỗi khổ vào người, và không ai đứng ra giải quyết cho họ. Thử hỏi, việc đô thị hóa qua những chung cư như kiểu này có thật sự đồng nghĩa với văn minh hóa cuộc sống của cư dân đô thị?
Theo Mãn Châu