MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Những dự án BĐS dính tranh chấp “nảy lửa”

Bất động sản phát triển “nóng” trong giai đoạn ngắn cùng với hệ thống pháp luật chưa ổn định ở nước ta, đên nay đã gây ra nhiều hệ lụy khó lường.

Đối với những dự án của chủ đầu tư có tiềm lực, đầu tư bài bản vẫn đang là sự chọn lựa và quan tâm của người mua, nhưng ngược lại nhiều dự án của chủ dự án đầu tư không nghiêm túc thì lại bết bát. Và bên cạnh đó, vẫn còn có những dự án đang trở thành tâm điểm tranh chấp của người dân.

Theo G.S Đặng Hùng Võ, thị trường BĐS hiện nay có 6 loại tranh chấp phổ biến (i) tranh chấp về giao dịch BĐS liên quan đến “sổ đỏ”, (ii) tranh chấp về giao dịch khi chưa có “sổ đỏ”, (iii) tranh chấp giữa chủ dự án và người góp vốn mua nhà, (iiii) tranh chấp giữa chủ đầu tư và cư dân về không gian cộng đồng, dịch vụ, (iiiii) tranh chấp giữa các bên liên danh, liên kết; (iiiiii) tranh chấp giữa chủ cấp 1 và thứ cấp.


Gần đây, rất nhiều dự án phát sinh tranh chấp gay gắt giữa chủ đầu tư và người mua nhà, kéo theo các cuộc tụ tập đông người phản đối chủ dự án, thậm chí dẫn đến xô xát, đổ máu, thuê xã hội đen dằn mặt khách hàng,…

Chung cư Đại Thanh –Vấn đề tranh chấp: Cách tính diện tích căn hộ, cao trào tranh chấp…khách hàng đổ máu

Chủ đầu tư là Xí nghiệp Xây dựng tư nhân số I Lai Châu, đơn vị bán hàng: Sàn BĐS Mường Thanh. Ví trí dự án nằm tại ngã tư cầu Tó, đường Phan Trọng Tuệ (QL70), huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Quy mô khoảng 1500 căn hộ, diện tích từ 36m2 đến 76m2, giá bán từ 10-14 triệu đồng/m2. Đây là một trong những dự án chung cư giá rẻ đầu tiên mà “đại gia điếu cày” Lê Thanh Thản tung ra thị trường từ 7/2012. Hiện nay, dự án đang tiến hành bàn giao căn hộ khách hàng.


Vấn đề tranh chấp: về cách tính diện tích căn hộ không thống nhất của chủ đầu tư (chủ đầu tư giải thích là do lỗi đánh máy!?), người mua bức xúc về khoản phí sửa nhà 500.000 đồng,…thậm chí, báo chí đã phản ánh cao trào của tranh chấp là sự việc tập trung đông người của người mua nhà vào sáng 26/10 và đã có khách hàng phải đổ máu.

Vụ việc khiến cơ quan quản lý là Bộ Xây dựng phải gửi công văn ngày 29/10 tới UBND Tp.Hà Nội đề nghị “báo cáo về thực hiện dự án và tranh chấp giữa khách hàng và chủ đầu tư Dự án Chung cư Đại Thanh” vì đã xảy ra xô xát, gây mất trật tự an toàn trên địa bàn.

Chung cư Lê Văn Lương Residential (The Sparks): Vấn đề tranh chấp về cách tính diện tích căn hộ, tỷ giá,…

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Cường. Vị trí nằm trên đường trục phía Bắc quận Hà Đông thuộc phương Dương Nội. Quy mô các chung cư này vào khoảng 2000 căn hộ.

Nhiều tháng nay, một số khách hàng mua nhà tại dự án này đã có nhiều lần kéo đến văn phòng Tập đoàn Nam Cường khiếu nại về các vấn đề tranh chấp, thậm chí đã xảy ra xô xát, dằn mặt của nhóm người mà Nam Cường thuê trong lễ khánh thành ngày 10/11/2013 với một số khách hàng, được báo chí cho là “xã hội đen”. Báo Tuổi trẻ số ra ngày 12/11/2013 cho biết, công an quận Hà Đông đang điều tra xác minh rõ vụ việc báo chí nêu.

Xã hội đen dằn mặt người mua nhà

Chung cư B5 Cầu Diễn: Vấn đề tranh chấp là chiếm dụng vốn của khách hàng, triển khai dự án chưa đủ thủ tục pháp lý,…Chủ đầu tư là liên danh Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Nhà đất – Housing Group và Công ty TNHH MTV XNK & Đầu tư Xây dựng Phát triển Hà Nội.

Bên cạnh đó, còn rất nhiều dự án khác cũng dính những tranh chấp phổ biến Tòa nhà Hà Thành về sở hữu chung –riêng, Keangnam Landmark Tower về phí dịch vụ, The Mannor của Bitexco về “sổ đỏ”, phí dịch vụ và sở hữu chung –riêng, 409 Lĩnh Nam về chiếm dụng vốn, Hesco Văn Quán về chiếm dụng vốn,…

Chỉ ra những nguyên nhân xảy ra tranh chấp, và cao trào là những cuộc xô xát giữa chủ dự án và người mua nhà, G.S Đặng Hùng Võ cho rằng do thị trường BĐS phát triển quá nóng, hấp dẫn nhà đầu tư và mang lại lợi nhuận cao khiến một số chủ đầu tư và người mua nhà chưa có tính chuyên nghiệp, hám lợi trước mắt mà quên lợi lâu dài. 

Để hạn chế tranh chấp, theo G.S Võ cần tăng chế tài xử lý, minh bạch thông tin, ngăn ngừa tham nhũng, cần có sự vào cuộc của cơ quan quản lý trên cơ sở pháp lý rõ ràng,...có cơ chế giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải và trọng tài cần được sử dụng nhiều hơn trước khi tới tòa án.  

Nhật Nam

thuatvk

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên