Tình cảnh khó khăn của người dân Anh nhìn từ các đám tang: Việc qua đời cũng ngày một đắt đỏ
Chi phí sinh hoạt không phải là thứ duy nhất tăng lên ở Vương quốc Anh. Việc qua đời cũng ngày càng trở nên đắt đỏ.
- 17-04-2023Chi phí dùng bữa tại nhà hàng ở Mỹ ngày càng đắt đỏ
- 17-04-2023Toàn cảnh vụ rò rỉ tài liệu quân sự mật từ phòng chat Mỹ
- 17-04-2023‘Vàng xanh’ tràn lan trên núi, Trung Quốc đem đi xuất khẩu khắp thế giới
Theo báo cáo của công ty dịch vụ tài chính có trụ sở tại Anh là SunLife, trong 16 năm qua, chi phí trung bình cho một đám tang đã tăng 130%.
Vào năm 2004, một đám tang bình thường sẽ tiêu tốn khoảng 1.920 bảng Anh (khoảng 56 triệu VNĐ). Đến năm 2019, con số này đã tăng lên 4.417 bảng Anh (128 triệu VNĐ). Tuy nhiên, chi phí tang lễ có thể thay đổi đáng kể tuỳ thuộc vào địa điểm, loại và người chủ trì tang lễ.
London là khu vực đắt đỏ nhất nước Anh. Không có gì ngạc nhiên khi đây cũng là nơi đắt đỏ nhất để từ trần. Ở đây, chi phí tang lễ rơi vào khoảng 5.283 bảng Anh (5.975 euro), nhiều hơn 2.000 bảng Anh so với ở Bắc Ireland.
Chi phí tang lễ bao gồm những gì?
Một gói tang lễ cơ bản bao gồm những thứ như thu thập thi thể, dịch vụ tang lễ và hỗ trợ cho gia đình của người quá cố.
Nhưng mọi thứ không chỉ kết thúc tại đó. Bạn có thể phải chi thêm hàng nghìn USD cho các chi phí bổ sung. Những chi phí này bao gồm nhiều thứ, từ các dịch vụ chuyên nghiệp đến quản lý tài sản của người quá cố.
Các gia đình cũng có thể cá nhân hóa địa điểm tổ chức tang lễ, phục vụ ăn uống và hoa hoặc lựa chọn các dịch vụ bổ sung như xe limousine hoặc xe tang. Điều này có thể khiến chi phí tăng vọt. Các khoản phí bổ sung bao gồm việc mua một khu mộ hoặc rải tro.
Theo Báo cáo chi phí tử vong năm 2023 của SunLife, việc tăng phí chuyên nghiệp (chẳng hạn như chứng thực di chúc) và chi phí tiễn đưa (chẳng hạn như thuê địa điểm) đã khiến tổng chi phí tử vong tăng lên 9.200 bảng Anh (267 triệu VNĐ).
Chi phí này bao gồm chi phí cho giám đốc tang lễ, phí mai táng hoặc hỏa táng, quan tài hoặc bình đựng tro cốt, hoa và dịch vụ theo yêu cầu. Nhiều gia đình đã phải vật lộn để trang trải các chi phí này, một số người còn phải vay nợ để chi trả cho việc tiễn đưa người thân của họ.
Một số yếu tố đằng sau chi phí tăng đột biến bao gồm lạm phát và những thay đổi trong thực hành của ngành tang lễ, bên cạnh đó là nhu cầu mạnh mẽ hơn đối với các đám tang được cá nhân hóa và phi truyền thống.
Ngoài các nghi thức chôn cất, khi một người nào đó qua đời, có nhiều nhiệm vụ pháp lý cần được thực hiện, chẳng hạn như đăng ký chứng tử, thông báo cho ngân hàng và công ty bảo hiểm và giải quyết công việc của người đã khuất.
Đây có thể là một quá trình tốn thời gian và phức tạp nên các gia đình có thể chọn tranh thủ sự giúp đỡ của luật sư để xử lý các nhiệm vụ này.
Lệ phí cũng có thể khiến họ rơi nước mắt thêm lần nữa. Thông thường người ta sẽ phải chi 1.500 đến 3.000 bảng Anh cho một bất động sản đơn giản.
Ngoài ra, nếu di sản của người đã khuất trị giá hơn 325.000 bảng Anh thì có thể phải nộp thuế thừa kế. Thuế này hiện được ấn định ở mức 40% giá trị bất động sản trên ngưỡng. Các gia đình có thể cần phải trả khoản này trước khi họ có thể truy cập được vào bất kỳ khoản tiền hoặc tài sản nào do người quá cố để lại.
Khi nhiều người cảm thấy ngày càng khó sống với giá cả tăng cao thì giải quyết việc ngưng thở cũng khó khăn không kém.
Tham khảo Euro News
Nhịp sống thị trường