Tỉnh có khu công nghiệp thu hút nhiều lao động nhất Việt Nam
Tỉnh vùng Đông Nam Bộ có khu công nghiệp thu hút nhiều lao động nhất cả nước.
- 11-08-2023GDP từng bằng 1/10 Thái Lan nhưng Việt Nam được dự báo bắt kịp trong 5 năm nữa
- 02-08-2023GDP bình quân từng xếp thứ 9/10 khối ASEAN, Việt Nam mất 7 năm vượt Campuchia, 8 năm vượt Lào, bao nhiêu năm vượt Philippines?
- 26-07-2023Từ khi bước vào “dân số vàng” đến nay, Việt Nam vượt ngưỡng thu nhập thấp, tăng trưởng GDP đạt 6,1%/năm, còn quy mô kinh tế thay đổi thế nào?
5 tỉnh, thành có số khu công nghiệp đang hoạt động nhiều nhất gồm có: Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM, Long An và Bắc Ninh. Đồng Nai hiện là tỉnh có số khu công nghiệp đang hoạt động nhiều nhất cả nước, với 31 khu công nghiệp.
Hiện nay, các tỉnh có khu công nghiệp thu hút nhiều lao động nhất cả nước gồm có: Đồng Nai (thu hút khoảng 607 nghìn lao động), Bình Dương (thu hút khoảng 503,71 nghìn lao động), Bắc Ninh ( thu hút khoảng 300 nghìn lao động), Thành phố Hồ Chí Minh ( thu hút khoảng 281 nghìn lao động)...
Theo Theo UBND tỉnh Đồng Nai, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thu hút hơn 607 nghìn lao động đến làm việc trong các nhà máy. Trong đó, có hơn 70% lao động đến từ các tỉnh, thành trên cả nước.
Số đông lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Những lĩnh vực thu hút nhiều lao động làm việc là: giày dép, dệt may, điện tử. Đồng thời, trong các lao động đang làm việc trong khu công nghiệp có gần 7,8 ngàn lao động là người nước ngoài.
Hiện nay, các doanh nghiệp đang ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và giảm nhân công lao động. Nhiều công đoạn trong sản xuất đã được tự động hóa, giảm nhiều lao động so với trước. Có những nhà máy chỉ cần 5-10 người lao động để theo dõi máy móc và điều khiển từ xa.
Đông Nai có 40 khu công nghiệp. Trong đó, 31 khu công nghiệp đang hoạt động, 1 khu công nghiệp đang đầu tư xây dựng hạ tầng, còn lại 8 khu công nghiệp chưa được thành lập.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai, Đồng Nai liền kề TP.HCM, nằm giữa 4 vùng kinh tế trọng điểm và mạng lưới hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện. Theo đó, Đồng Nai nối liền Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên, toàn bộ đồng bằng Sông Cửu Long và là cửa ngõ trọng yếu phía đông của TP. HCM.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cho biết, Đồng Nai là một trong những tỉnh phát triển công nghiệp hàng đầu của cả nước với các khu công nghiệp được quy hoạch với diện tích trên 12.055 ha.
Trong đó, các khu công nghiệp đang hoạt động đã xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ và thu hút được trên 84% diện tích đất cho thuê. Trên thực tế, các nhà đầu tư rót vốn vào tỉnh Đồng Nai đầu tư dễ dàng nhận được nhiều thuận lợi trong việc liên kết cung cấp sản phẩm đầu vào và xuất khẩu nhờ lợi thế về logistics và liên kết của các khu công nghiệp.
Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Dương, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh giải quyết việc làm cho 503,71 nghìn lao động; thu nhập bình quân của lao động trực tiếp sản xuất đạt 7,3 triệu đồng/người/tháng trong năm 2022.
Bình Dương có 33 khu công nghiệp với tổng diện tích 14.790 ha. Hiện nay, tỉnh đang có 29 khu công nghiệp tập trung với tổng diện tích gần 12.663 ha, trong đó có 27 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích gần 10.963 ha, có tỷ lệ lấp đầy trung bình đạt 91,07%.
Tỉnh cũng đang chuẩn bị thật tốt các điều kiện như quỹ đất sạch, quy hoạch các khu công nghiệp, hệ sinh thái công nghệ, triển khai đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cung ứng đầy đủ, kịp thời nguồn lao động cho doanh nghiệp đến đầu tư trên địa bàn.
Từ năm 2020-2025, tỉnh Bình Dương tập trung triển khai thành lập khu công nghiệp khoa học và công nghệ với diện tích 400 ha tại huyện Bàu Bàng; đồng thời nghiên cứu các phương án nâng cấp, chuyển đổi các khu công nghiệp hiện hữu sang khu công nghiệp hỗ trợ, sinh thái, đổi mới sáng tạo, khu công nghiệp đô thị, dịch vụ phù hợp với định hướng mới của đô thị Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo Cổng thông tin các khu công nghiệp Bắc Ninh, trong năm 2022, các khu công nghiệp Bắc Ninh sử dụng hơn 300 nghìn lao động. Trong đó, lao động địa phương chiếm 27,6%, lao động nữ 55,69%, lao động nước ngoài 2,067%.
So với năm 2021 thì tổng số lao động trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh giảm hơn 29 nghìn người. Nguyên nhân của việc giảm lao động là do nền kinh tế trên thế giới gặp nhiều khó khăn, sức mua của người tiêu dùng giảm, tổng cầu giảm dẫn đến các doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng nên phải cắt giảm việc làm của người lao động.
Nhịp sống kinh tế