Tỉnh nào là 'ngôi sao' sáng nhất khu vực Tây Nguyên?
Trong 6 tháng đầu năm, tổng sản phẩm trên địa bàn Kon Tum ước đạt 8.165 tỷ đồng, đứng thứ 30/63 tỉnh, thành phố và dẫn đầu khu vực Tây Nguyên.
- 08-07-2024Tiềm năng của tỉnh vừa đón dòng vốn khủng, được kỳ vọng làm nên "kỳ tích sông Hồng"
- 08-07-2024Tỉnh vừa khởi công sân bay 5.800 tỷ đồng muốn trở thành "ngôi sao" của ASEAN trong một lĩnh vực
- 08-07-2024Lộ diện các địa phương thu ngân sách lớn nhất 6 tháng đầu năm: Một tỉnh trở lại top 10 sau giai đoạn khó khăn
Tại kỳ họp thứ 7 khóa XII, nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra hôm qua (8/7), HĐND tỉnh Kon Tum tập trung xem xét, cho ý kiến đối với 30 báo cáo, 30 tờ trình dự thảo nghị quyết.
Tại kỳ họp, các thành viên UBND tỉnh và người đứng các cơ quan, địa phương đã trả lời đối với đại biểu, cử tri và nhân dân về một số vấn đề quan trọng.
Bà Y Ngọc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum - đã báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương trong 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Theo đó, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 8.165 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt xấp xỉ 6,5%, đứng thứ 30/63 tỉnh, thành phố và cao nhất trong khu vực Tây Nguyên . Tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 13.000 tỷ đồng, đạt 43% kế hoạch và tăng 23% so với cùng kỳ.
Bên cạnh đó, chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2023 xếp hạng thứ 43/63 tỉnh, thành phố, tăng 12 bậc so với năm 2022; chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) xếp thứ 35/63 tỉnh, thành phố, tăng 7 bậc so với năm 2022; ngành du lịch thu hút được 1,4 triệu lượt khách, đạt 85% kế hoạch…
Theo Bà Y Ngọc, bên cạnh những kết quả đạt được, địa phương vẫn còn tồn tại một số hạn chế, như: Tình trạng phá rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản trái phép vẫn còn xảy ra; thu ngân sách nhà nước còn chậm so với kế hoạch; công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng còn vướng mắc; sản xuất nông, lâm nghiệp còn khó khăn; vùng chuyên canh rau, hoa xứ lạnh chưa được phát huy tiềm năng, lợi thế; tai nạn giao thông tăng cả 3 tiêu chí so với cùng kỳ năm 2023.
Trong 6 tháng cuối năm, tỉnh Kon Tum phấn đấu đưa tốc độ tăng trưởng GRDP tăng từ 12,5% trở lên; thu ngân sách nhà nước trên 2.811 tỷ đồng; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt từ 17.000 tỷ đồng trở lên; trồng mới thêm 3.000 ha rừng và hàng nghìn héc-ta (ha) các loại cây (Mắc ca 499 ha; sâm Ngọc Linh 500 ha; cây dược liệu khác 603 ha; cây ăn quả 1.470 ha…) và thu hút thêm 255.000 lượt khách du lịch.
"Phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 58,5%; giải quyết việc làm cho 2.490 lao động trở lên; tăng thêm 1,85% tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế; có từ 75% xã, phường, thị trấn trở lên mạnh về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; 85% xã, phường, thị trấn, khu dân cư, cơ quan, trường học đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh trật tự; tỷ lệ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đạt 90% trở lên và tỷ lệ tội phạm về trật tự xã hội giảm 5%”, bà Y Ngọc cho hay.
Tiền phong