Toàn bộ lưới điện Liban ngừng hoạt động, đất nước chìm trong bóng tối
Liban đang trải qua sự cố mất điện trên diện rộng do hai nhà máy điện lớn nhất là Deir Ammar và al-Zahrani ngừng chạy tua-bin.
- 17-08-2023Pin xe điện sạc 10 phút chạy 400 km: Gã khổng lồ Trung Quốc công bố thành tựu mới chấp mọi thời tiết khắc nghiệt
- 16-08-2023Báo nước ngoài nói về thương vụ chào sàn của VinFast: Bước vào nhóm thương hiệu xe điện giá trị nhất hành tinh, nắm giữ 2 yếu tố then chốt để khẳng định sự khác biệt
- 15-08-2023VinFast lên sàn ở Mỹ, số liệu này có thể phản ánh "vận may" của hãng xe Việt: 20 cổ phiếu xe điện dự kiến tăng ít nhất 38%, trở lại “đường đua” sau một năm ảm đạm
Hãng thông tấn TASS dẫn lời một nguồn tin trong công ty điện lực nhà nước Electricite du Liban cho biết các nhà máy điện ở Deir Ammar và ở al-Zahrani đã phải đóng cửa do chính phủ quốc gia Trung Đông này không thể thanh toán tiền nợ cho nhà điều hành. Gần đây, Liban đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng với đồng nội tệ mất giá hơn 90%.
“Tối 16/8, công ty điện quốc gia đã tuyên bố cắt toàn bộ lưới điện. Quyền Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Nước Walid Fayad đang thực hiện các biện pháp khẩn cấp để trả nợ cho Primesouth, một nhà điều hành tư nhân của hai nhà máy điện”, nguồn tin trên cho biết.
Theo nguồn tin của TASS, nhà điều hình Primesouth đã quyết định đóng tua-bin sau khi chỉ nhận được 2 triệu USD trong tổng số 83 triệu USD mà nhà nước nợ.
Cùng ngày, kênh truyền hình Sada El Balad của Ai Cập phản ánh việc lưới điện quốc gia Liban tạm dừng hoạt động từ 17h ngày 16/8 không chỉ ảnh hưởng đến người tiêu dùng thông thường mà còn tác động nghiêm trọng đến các trụ sở chính của nhà nước.
Trong điều kiện đầy thách thức hiện nay, hai nhà máy này là nguồn cung cấp duy nhất cung cấp cho lưới điện quốc gia của Liba, với sản lượng tổng cộng khoảng 550 megawatt.
Tình huống mất điện toàn quốc tương tự từng xảy ra ở Liban vào đầu tháng 1. Tại thời điểm đó, các nhà chức trách Liban phải xoay xở để phân bổ nguồn ngân sách ít ỏi cũng như thanh toán nợ nhằm ngăn chặn kịch bản chìm trong bóng tối hoàn toàn trong vòng một tuần. Trong cuộc khủng hoảng này, nguồn điện chỉ được duy trì tại các cơ sở thiết yếu: máy bơm nước, hệ thống xử lý nước thải, sân bay quốc tế, cảng biển, Đại học Liban và một số bệnh viện.
Trước đó, ngày 11/8, Bộ trưởng Thông tin Liban Ziad Makari tuyên bố đóng cửa tạm thời kênh truyền hình quốc gia Tele Liban, do chính phủ không thể trả lương cho nhân viên.
Theo trang tin Elnashra, thông báo trên được đưa ra trong bối cảnh Beirut không thuyết phục được người lao động tiếp tục làm việc tại Tele Liban.
Nhân viên của đài truyền hình này bắt đầu đình công vào tuần trước, yêu cầu được tăng lương và trợ cấp xã hội để đối phó với lạm phát cao và khó khăn kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, nguyện vọng của họ không được chính phủ đáp ứng.
Báo tin tức