MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Toàn cảnh 3 tuyến đường sắt đô thị đang được triển khai ở Hà Nội: Có tuyến sẽ đưa vào hoạt động trong tháng này

Trong tháng 7/2024, tuyến metro Nhổn – ga Hà Nội cũng sẽ được đưa vào khai thác. Trong khi đó, tuyến Cát Linh - Hà Đông đã vận chuyển khoảng 20 triệu lượt khách. Còn tuyến Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo chưa có nhiều tiến triển.

Toàn cảnh 3 tuyến đường sắt đô thị đang được triển khai ở Hà Nội: Có tuyến sẽ đưa vào hoạt động trong tháng này- Ảnh 1.

Hà Nội đang quy hoạch 14 tuyến đường sắt đô thị nhưng trong đó chỉ có 3 tuyến đang được triển khai. Trong đó đáng chú ý nhất là tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội sẽ đưa vào vận hành đoạn trên cao trong tháng 7 này.

Toàn cảnh 3 tuyến đường sắt đô thị đang được triển khai ở Hà Nội: Có tuyến sẽ đưa vào hoạt động trong tháng này- Ảnh 2.

Tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội. Bắt đầu từ ga Nhổn ở quận Bắc Từ Liêm và kết thúc ở ga Hà Nội ở quận Đống Đa, toàn tuyến có 8 ga trên cao và 4 ga ngầm với tổng chiều dài là 12,5km, trong đó đoạn trên cao (Nhổn - Cầu Giấy) dài 8,5km và đoạn đi ngầm (Cầu Giấy - Ga Hà Nội) dài 4km, depot đặt tại Nhổn.

Toàn cảnh 3 tuyến đường sắt đô thị đang được triển khai ở Hà Nội: Có tuyến sẽ đưa vào hoạt động trong tháng này- Ảnh 3.

Dự án này được khởi công từ tháng 9/2010 và dự kiến hoàn thành vào năm 2016. Sau bốn lần lùi tiến độ, mốc hoàn thành mới toàn tuyến dự kiến là năm 2027. Dự án tăng tổng mức đầu tư từ 18.000 tỉ đồng lên hơn 34.500 tỷ đồng (tức là gần gấp đôi).

Toàn cảnh 3 tuyến đường sắt đô thị đang được triển khai ở Hà Nội: Có tuyến sẽ đưa vào hoạt động trong tháng này- Ảnh 4.

Hiện tiến độ tổng thể toàn tuyến hiện đạt trên 78%. Đoạn trên cao đã hoàn thành 100% tiến độ, hoàn thành toàn bộ giai đoạn vận hành thử và kiểm tra nghiệm thu công trình. Đoạn trên cao của tuyến sẽ khai thác vào đầu tháng 7/2024. Đoạn ngầm đạt hơn 34%, hiện nhà thầu đang tập trung đẩy nhanh thi công kết cấu các ga ngầm để sớm khởi động thi công máy khoan hầm trong tháng 7/2024.

Toàn cảnh 3 tuyến đường sắt đô thị đang được triển khai ở Hà Nội: Có tuyến sẽ đưa vào hoạt động trong tháng này- Ảnh 5.

Đây là tuyến đường sắt đô thị thứ hai dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động tại Hà Nội sau Tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Sau hàng chục năm chờ đợi, tuyến metro Nhổn - Ga Hà Nội đoạn trên cao sắp đưa vào sử dụng được kỳ vọng sẽ giúp giảm ùn tắc giao thông trên trục đường có mật độ dân cư cao ở thủ đô, đặc biệt là khu vực tập trung đông trường đại học.

Toàn cảnh 3 tuyến đường sắt đô thị đang được triển khai ở Hà Nội: Có tuyến sẽ đưa vào hoạt động trong tháng này- Ảnh 6.

Tuyến đường sắt Cát Linh – Hà là dự được đầu tư xây dựng bởi Bộ Giao thông Vận tải và vốn vay ODA của Trung Quốc ký năm 2008. Dự án khởi công xây dựng từ tháng 10 năm 2011, toàn tuyến có tổng chiều dài hơn 13 km với 12 ga trên cao, hướng tuyến bắt đầu từ ga Cát Linh (quận Đống Đa) và kết thúc ở ga Yên Nghĩa (quận Hà Đông). Depot của tuyến được đặt tại phường Phú Lương, quận Hà Đông với diện tích khoảng 19,6 ha

Toàn cảnh 3 tuyến đường sắt đô thị đang được triển khai ở Hà Nội: Có tuyến sẽ đưa vào hoạt động trong tháng này- Ảnh 7.

Tổng mức đầu tư ban đầu của Dự án được phê duyệt năm 2008 là hơn 8.700 tỷ đồng. Đến năm 2017, tổng mức đầu tư được điều chỉnh lên hơn 18.000 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với tổng mức đầu tư được duyệt ban đầu. Tàu được thiết kế với tốc độ khai thác là 35 km/giờ; thời gian chạy tàu từ Cát Linh đến Hà Đông (hoặc ngược lại) là 23,63 phút.

Toàn cảnh 3 tuyến đường sắt đô thị đang được triển khai ở Hà Nội: Có tuyến sẽ đưa vào hoạt động trong tháng này- Ảnh 8.

Tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông đi vào vận hành từ ngày 6/11/2021. Đến hết năm 2023, tàu Cát Linh - Hà Đông đã vận chuyển được gần 20 triệu lượt hành khách.

Toàn cảnh 3 tuyến đường sắt đô thị đang được triển khai ở Hà Nội: Có tuyến sẽ đưa vào hoạt động trong tháng này- Ảnh 9.

Là tuyến tàu điện đầu tiên tại Hà Nội, tuyến tàu điện Cát Linh – Hà Đông đã góp phần dần thay đổi thói quen đi lại của người dân và từng bước tạo dựng văn hóa sử dụng phương tiện giao thông công cộng văn minh, an toàn, thân thiện. Hơn nữa, tuyến còn giúp làm giảm tình trạng quá tải của xe bus, giảm tình trạng tắc đường, giảm ô nhiễm môi trường.

Toàn cảnh 3 tuyến đường sắt đô thị đang được triển khai ở Hà Nội: Có tuyến sẽ đưa vào hoạt động trong tháng này- Ảnh 10.

Hiện, hành khách đi tàu mua vé theo hình thức lượt, vé ngày, vé tháng, cụ thể: Giá vé chặng là 8.000-15.000 đồng, giá mở cửa 7.000 đồng, cứ đi 1 km cộng thêm 600 đồng. Giá vé ngày là 30.000 đồng, giá vé tháng phổ thông 200.000 đồng/người và giá áp dụng với đối tượng ưu tiên là 100.000 đồng/tháng. Người già và trẻ em dưới 6 tuổi được miễn phí vé đi tàu.

Toàn cảnh 3 tuyến đường sắt đô thị đang được triển khai ở Hà Nội: Có tuyến sẽ đưa vào hoạt động trong tháng này- Ảnh 11.

Thứ ba là dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 2 (đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo). Dự án có chiều dài 11,5 km (trong đó đoạn đi ngầm dài 8,9 km; đoạn đi trên cao dài 2,6km) và một khu Depot. Chủ đầu tư dự án là Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội.

Toàn cảnh 3 tuyến đường sắt đô thị đang được triển khai ở Hà Nội: Có tuyến sẽ đưa vào hoạt động trong tháng này- Ảnh 12.

Bắt đầu từ Nam Thăng Long (khu đô thị Nam Thăng Long - Ciputra), tuyến đường sắt đô thị đi theo hướng: Xuân Tảo - Nguyễn Văn Huyên kéo dài - Hoàng Quốc Việt - Hoàng Hoa Thám - Thụy Khuê - Phan Đình Phùng - Hàng Giấy - Hàng Đường - Hàng Ngang - Hàng Đào - Đinh Tiên Hoàng - Hàng Bài và kết thúc tại điểm cuối giao với phố Trần Hưng Đạo. Trên tuyến có 3 nhà ga trên cao, 7 ga ngầm, vị trí khu bảo dưỡng, sửa chữa (Depot) đặt tại phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm.

Toàn cảnh 3 tuyến đường sắt đô thị đang được triển khai ở Hà Nội: Có tuyến sẽ đưa vào hoạt động trong tháng này- Ảnh 13.

Dự kiến ban đầu, dự án triển khai thi công năm 2009, hoàn thành năm 2015. Tuy nhiên, do việc điều chỉnh dự án nên dự kiến thời gian điều chỉnh 2009 - 2031.Tổng mức đầu tư ban đầu của dự án gần 20.000 tỷ đồng. Tổng mức đầu tư dự kiến điều chỉnh hơn 35.000 tỷ đồng. Nguyên nhân do thay đổi về quy mô đầu tư, thay đổi tỉ giá quy đổi, biến động về giá đối với nhiên liệu, vật tư, thiết bị, nhân công và thay đổi chế độ chính sách tiền lương…

Toàn cảnh 3 tuyến đường sắt đô thị đang được triển khai ở Hà Nội: Có tuyến sẽ đưa vào hoạt động trong tháng này- Ảnh 14.

Khi đi vào hoạt động, tuyến metro số 2 đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo được kỳ vọng sẽ giúp giảm lưu lượng xe cá nhân, giảm ô nhiễm môi trường, tạo động lực cho mạng lưới giao thông công cộng của thành phố. Quan trọng hơn, dự án còn giúp kết nối sân bay, vùng ngoại ô, các khu đô thị mới của Hà Nội đến khu trung tâm phố cổ. Đồng thời, tuyến còn đóng vai trò là tuyến vòng tròn giúp trung chuyển hành khách và liên kết hiệu quả với các tuyến metro khác.

Toàn cảnh dự án đường sắt đô thị hơn 35.000 tỷ nối hàng loạt khu đô thị như Nam Thăng Long, Tây Hồ Tây đến trung tâm phố cổ Hà Nội

 

Bài và ảnh: Thảo Quyên, Ngọc Đẹp

Đời sống Pháp luật

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên