Tôm hùm, trứng, hoa tươi... rớt giá mạnh nhưng vắng bóng người mua
Diễn biến dịch Covid-19 ngày càng phức tạp, nhiều nhà hàng, quán ăn đóng cửa, hoạt động du lịch tạm ngưng, người dân hạn chế ra đường khiến nhiều mặt hàng tiêu thụ nội địa bị đóng băng.
- 17-04-2020Giá trứng gia cầm đồng loạt giảm sâu
- 17-04-2020Tôm hùm giảm giá chưa từng thấy, dân buôn "khóc dở" vì ôm cả tấn hàng tồn
Theo khảo sát của phóng viên, trên thị trường hải sản các nhà hàng tạm ngừng đóng cửa trong thời gian thực hiện cách ly xã hội khiến cho sức mua hải giảm mạnh trong khi nguồn cung dồi dào.
Theo chị Mai, chủ đầu mối bán hải sản trên mạng xã hội, "tôm hùm giảm sâu hơn đợt giải cứu hồi tháng 2, theo đó tôm hùm baby trọng lượng 400 – 500gram/con chỉ còn 620.000 đồng/kg, loại nhỏ hơn dao động từ 100 – 200gram/con giảm xuống 380.000 đồng/kg. Rẻ nhất hiện tại là tôm hùm dập đá, tôm ngộp được rao bán với mức 150.000 - 160.000 đồng/kg loại 100gram/con, giá 200.000 – 230.000 đồng/kg đối với loại 200gram/con".
Cũng theo chị Mai, mặc dù mức giá hôm tôm hùm tươi đã giảm 40-50% so với trước đây nhưng mỗi ngày chị chỉ bán được khoảng 20kg tôm (giảm khoảng 60% so với trước khi dịch bệnh xảy ra). Những ngày gần đây, người tiêu dùng có xu hướng thắt chặt chi tiêu khiến người bán rơi vào tình trạng khó khăn, thậm chí một số nơi còn rơi vào cảnh bị khách đặt mua xong lại hủy đơn, người bán ròng rã nhiều ngày bán không hết hàng phải xả lỗ vốn".
Không chỉ tôm hùm, giá tôm sú tươi đang tụt giảm ở mức kỷ lục, 1kg loại tôm sú 10-12 con chỉ có giá 370.000 đồng. Theo anh Minh, chủ cửa hàng kinh doanh hải sản trên đường Thái Thịnh, "Thông thường, 1kg tôm sú loại 10-12 con/kg giá bán sẽ là 350.000-370.000 đồng/kg. Loại 20-25 con giá 200.000 đồng/kg. Loại 25-30 con giá 180.000 đồng/kg. Loại 30-35 con giá 165.000 đồng/kg. Đây là mức giảm sâu kỷ lục đối với mặt hàng này do trước thời điểm dịch bệnh xảy ra giá tôm sú tươi loại 10-12 con/kg không bao giờ có giá dưới 450.000-480.000 đồng/kg. Ban đầu, khi giá tôm sú giảm mạnh, nhiều người đổ xô đi mua vì mấy khi có cơ hội thưởng thức mà giá rẻ nhưng hiện tại ai cũng thắt chặt chi tiêu hơn do đó số lượng đơn hàng đã giảm khoảng 20%".
Không chỉ riêng hải sản, nhiều sản phẩm nông sản cũng rơi vào cũng rớt giá mạnh. Theo đó, mặt hàng trứng hiện nay cũng lao dốc và chưa có dấu hiệu nhích lên khiến nhiều hộ chăn nuôi "mất ăn mất ngủ" vì thua lỗ nặng.
Anh Thế Bắc (26 tuổi), chủ một trại gà tại làng Thận Tu, Duy Tiên, Hà Nam chia sẻ, "Hiện nay, mỗi quả trứng gà nuôi công nghiệp đã giảm từ 500-800 đồng, xuống chỉ còn khoảng 1.000-1.100 đồng/quả khi giao cho thương lái tại trang trại. Gà đẻ càng khỏe thì lại càng lỗ. Bình thường mỗi quả trứng có giá 1.500 đồng, lúc cao thì có thể lên tới 1.900-2.000 đồng/quả. Nhưng đến nay giá trứng giảm sâu, với 6.000 con gà và thu hoạch được khoảng hơn 5.000 trứng/ngày thì mỗi ngày tôi chịu lỗ hơn 2 triệu đồng. Với tình hình hiện nay, dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp nên nhưng hộ chăn nuôi như tôi không biết bao giờ mới thoát khỏi cảnh thua lỗ này".
Cùng tình cảnh, bà Nguyễn Thị Ngà (40 tuổi) tại Quốc Oai, Hà Nội cũng đang nuôi vịt đẻ trứng cho biết, chưa năm nào giá trứng lại rẻ như năm nay.
"Trứng loại to hiện chỉ còn từ 1.800 - 2.000 đồng/quả, giảm từ 500 - 700 đồng/quả so với một tháng trước. Trước đây, giá trứng rẻ nhưng chưa tới mức thua lỗ, hàng vẫn bán ra thường xuyên nhưng hiện trứng rất khó tiêu thụ".
Không chỉ trứng gà, vịt giảm sâu, dịp này trứng chim cút cũng giảm khoảng 50% so với thời điểm trước khi có dịch bệnh Covid-19. Theo đó, giá trứng chim cút hiện nay giảm chỉ còn 160-180 đồng/quả. Với giá trứng như vậy, cứ nuôi 1 vạn chim cút đẻ thì người chăn nuôi lỗ khoảng 1,5 triệu đồng.
Tại làng hoa Tây Tựu giá hoa đã giảm mất hơn một nửa so với năm ngoái. Theo anh Nguyễn Văn Cường, một nông dân trồng hoa tại làng hoa Tây Tựu cho biết, ảnh hưởng dịch Covid-19, thương lái về mua hoa cũng ngày càng thưa vắng khiến cho giá hoa giảm sâu chưa từng có, so với cùng kỳ năm ngoái thì thời điểm này giá hoa giảm mất hơn một nửa.
"Những ngày gần đây, một số hộ nông dân không bán được hoa nên họ cắt bỏ luôn để trồng lứa mới. Số lượng hoa nở nhiều cùng với việc các chợ đóng cửa người nông dân không biết tiêu thụ vào đâu, chỉ có thể bán online với số lượng ít. Hầu hết hoa cắt xong sẽ đem về kho để khoảng 15 ngày, nếu không bán được thì đem đi vứt để trồng lứa mới, hy vọng bù lỗ."
Anh Cường cho biết thêm, "tầm này năm ngoái, hoa loa kèn giá 1.800-2.000/bông, hoa hồng bán tại ruộng cũng được giá 3.000 đồng/bông, cúc giá từ 3.000-4.000 đồng/bông. Thế nhưng năm nay, hoa cúc bán tại ruộng chỉ còn 500-1.000 đồng/bông, hoa hồng cành dài đẹp có thời điểm giá giảm chỉ còn 20.000 đồng/bó 100 bông, hồng ngắn giá 10.000 đồng/bó 100 bông, hoa loa kèn giá từ 50.000-130.000 đồng/bó 100 bông (tùy loại)".
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19