Tổng thống Donald Trump: Đảng Dân chủ hãy thôi nói về việc tôi nên làm gì với Triều Tiên đi!
Tổng thống Hoa Kỳ tỏ rõ quyết tâm sẽ mềm mỏng và linh hoạt với Triều Tiên để tiến tới hòa bình. Trên Tweeter, người đứng đầu Nhà Trắng viết: "Hãy tự hỏi bản thân, tại sao các ông không làm những điều đó trong suốt 8 năm ông Obama cầm quyền?".
- 27-02-2019Nghiên cứu viên Harvard mổ xẻ những điều cấm kỵ trong Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều
- 27-02-2019Phái đoàn của Chủ tịch Kim Jong-Un sẽ đến thăm cơ sở nghiên cứu, sản xuất thiết bị dân sự của Viettel
- 27-02-2019Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ 2: Kỳ vọng có đột phá
Trang thông tấn Hàn Quốc KCNA đã bình luận rằng: nếu ông Trump làm theo lời đảng Dân chủ, vị Tổng thống này có thể sẽ có một cái kết với "một giấc mơ tan vỡ" và nguy cơ "bỏ lỡ cơ hội lịch sử hiếm có" trong quan hệ ngoại giao với Triều Tiên.
Bài viết nhận định: "Đảng Dân chủ Mỹ và những người có tư tưởng phản đối Hội nghị thượng đỉnh đang có những hành động cản trở sự kiện lần này bằng những thông tin vô căn cứ và sai lệch vào thời điểm then chốt như lúc này".
Theo đó, các thành viên đảng đối lập với chính quyền của ông Trump sẽ phải chịu trách nhiệm nếu hội nghị lần này không đạt được kết quả như mong muốn, đồng nghĩa với việc người dân Mỹ sẽ phải đối mặt với những "hiểm họa về an ninh": "Đảng Dân chủ dường như không nhận ra rằng tư tưởng của họ càng ngày càng bảo thủ, đánh mất "độ tin cậy" bằng việc phản đối ông Trump vô điều kiện".
Bài viết cũng có một số đoạn trích dẫn những phát ngôn chỉ trích cựu Tổng thống Barack Obama của ông Trump, cho rằng chính sách "kiên nhẫn chiến lược" của ông Obama là "sai lầm lớn nhất" của ông, và rằng sự nghi hoặc của đảng Dân chủ đối với ông Trump là bắt nguồn từ mong muốn che giấu những thất bại của mình.
Chính quyền ông Obama đã không giải quyết được vấn đề ngoại giao với Triều Tiên cho đến tận cuối nhiệm kỳ. Thời điểm đó, lực lượng tình báo Mỹ báo cáo Triều Tiên đã có vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Và những động thái của Nhà Trắng lúc bấy giờ chỉ khiến Triều Tiên trở nên khó lường và nguy hiểm hơn.
Mới nhất, ông Trump đã đăng lên trang Twitter cá nhân của mình tỏ rõ thái độ của ông với đảng Dân chủ về vấn đề Triều Tiên: "Tổng thống Donald Trump: Đảng Dân chủ hãy thôi nói về việc tôi nên làm gì với Triều Tiên đi. Hãy tự hỏi bản thân, tại sao các ông không làm những điều đó trong suốt 8 năm ông Obama cầm quyền?".
Ở thời điểm đầu, tổng thống Donald Trump cũng đã rất cứng rắn đối với Triều Tiên. Nhưng sau khi hiểu ra rằng việc gây hấn hay thách thức đối với đất nước này và đối với Chủ tịch Kim Jong Un không phải là hướng đi hiệu quả, ông đã có những động thái tiến tới hòa bình và đối thoại trực tiếp. Và điều đó đã gặt hái được những kết quả nhất định.
Đầu ngày 27/2, con trai cả của ông Trump - Donald Trump Jr - đã cáo buộc đảng Dân chủ có ý định đánh lạc hướng cha mình trong hội nghị thượng đỉnh với Triều Tiên.
Trump Jr nói rằng đảng Dân chủ đang cố gắng đi ngược lại với những tiến bộ có thể đạt được trong hội nghị ở Việt Nam và cũng lập luận rằng, đó là bằng chứng cho thấy đảng Dân chủ quan tâm đến việc ghi điểm chính trị hơn là an ninh quốc gia. Trong khi ông Trump đang cố gắng thực hiện các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa.
Cho dù ông Trump không đưa ra những điều kiện lý tưởng, ít nhất ông cũng sẽ không bao giờ rời bàn đàm phán giữa chừng. Và ông đã kiên định với quan điểm của mình trong cách thức tiếp cận mối quan hệ ngoại giao với Triều Tiên.
Ngay trước khi lên máy bay sang Việt Nam, Tổng thống Donald Trump đã tỏ rõ sự lạc quan và cho biết ông có linh cảm đặc biệt về Hội nghị lần này. Ông Trump hy vọng có một cuộc gặp lịch sử với Chủ tịch Kim Jong Un và đạt được một kết quả tích cực cho cả hai phía.
Các quan chức trong bộ máy chính quyền của tổng thống Trump cho rằng những điều bất ngờ sẽ diễn ra khi ông chủ Nhà Trắng muốn chứng minh cho cả thế giới thấy rằng những nỗ lực ngoại giao của mình có tiến triển. Các ông Trump muốn là hướng tới hòa bình với Triều Tiên, chứ không phải là đặt áp lực lên họ buộc họ phải từ bỏ vũ khí hạt nhân – điều mà đảng Dân chủ muốn.
Chính quyền ông Trump đang chờ đợi một tuyên bố hòa bình chính thức chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên, một sự lựa chọn mà ngài Tổng thống cảm thấy đáng để đánh đổi. Bởi nếu thành công, đây sẽ là sự kiện mang tính lịch sử và thể hiện rõ nét vai trò là người kiến tạo hòa bình của ông Trump.
Tổng hợp
- Tạp chí Diplomat: Hà Nội có thể trở thành một Paris hay Geneva khác
- Chuyện gì xảy ra tiếp theo Hội nghị thượng đỉnh Mỹ Triều?
- Hy vọng về một nền hòa bình bền vững nhìn từ nụ cười của Chủ tịch Kim lúc chia tay
- Những chuyện thú vị về Hội nghị thượng đỉnh Mỹ Triều
- Tổng thống Mỹ vừa khen, phóng viên quốc tế đổ xô về Tràng An Ninh Bình