Top 10 quốc gia có GDP(PPP) lớn nhất châu Á năm 2022: Việt Nam xếp thứ mấy?
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), năm 2022, Trung Quốc là nền kinh tế có GDP theo sức mua tương đương (PPP) lớn nhất ở châu Á.
- 29-03-2023Tăng trưởng quý 1/2023 đạt 3,32%, chuyên gia nói gì?
- 28-03-2023Tỉnh duy nhất hiện có 2 nhà máy sản xuất pin xe điện VinFast hơn 10.000 tỷ đồng có tiềm năng thế nào?
- 28-03-2023Tỉnh có nhiều huyện nhất Việt Nam
Sau Trung Quốc, 4 quốc gia thuộc nhóm 5 nước có quy mô GDP(PPP) lớn nhất châu Á gồm có Ấn Độ, Nhật Bản, Indonesia và Hàn Quốc.
Trên thực tế, GDP theo sức mua tương đương (PPP) được các tổ chức quốc sử dụng để phản ánh chính xác hơn sự phát triển của một quốc gia. Cùng với đó, GDP (PPP) sẽ phản ánh một phần chất lượng đời sống của người dân trong một khu vực.
Theo dữ liệu của IMF, năm 2022, 5 nền kinh tế lớn nhất gồm có Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Indonesia và Hàn Quốc, chiếm hơn 70% GDP (PPP) của châu Á. Trong khi đó, Đông Timor là nền kinh tế được dự báo có quy mô GDP (PPP) nhỏ nhất châu Á.
Trong các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam lọt vào top 10 quốc gia có quy mô GDP (PPP) lớn nhất châu Á năm 2022.
Trong đó, Indonesia là quốc gia có xếp hạng cao nhất, xếp thứ 4 trong các quốc gia có GDP (PPP) lớn nhất châu Á năm 2022. Theo sau là Thái Lan, Việt Nam với thứ hạng lần lượt là 9 và 10 trong top 10 các quốc gia có quy mô GDP (PPP) lớn nhất châu Á năm 2022.
Xét riêng các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, Indonesia có quy mô GDP (PPP) dẫn đầu các nước trong khu vực, đạt khoảng 4.023 tỷ USD vào năm 2022. Cùng với đó, Thái Lan và Việt Nam xếp ở vị trí thứ 2 và thứ 3 với quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 1.480 tỷ USD và 1.300 tỷ USD.
Cùng với đó, Philippines có quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 1.155 tỷ USD, xếp thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á. Malaysia xếp thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á với quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 1.096 tỷ USD.
Singapore xếp thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á với quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 700,98 tỷ USD. Cùng với đó, Myanmar, Campuchia, Lào, Brunei và Đông Timor có quy mô GDP (PPP) đạt lần lượt là 260 tỷ USD, 89 tỷ USD, 69 tỷ USD, 32 tỷ USD và 5,35 tỷ USD.
Theo IMF, so với năm 2022, GDP (PPP) của Việt Nam tăng 165,67 tỷ USD. Indonesia là nước duy nhất có mức tăng cao hơn Việt Nam khi GDP (PPP) tăng 457,24 tỷ USD.
Trong khi đó, các quốc gia khác có sự cải thiện nhưng chậm hơn như: Philippines (tăng 142,16 tỷ USD), Thái Lan (136,36 tỷ USD), Malaysia (tăng 125,23 tỷ USD), Singapore (tăng 65,71 tỷ USD), Myanmar (tăng 21,97 tỷ USD), Campuchia (tăng 9,97 tỷ USD), Lào (tăng 5,93 tỷ USD) và Brunei (tăng 2,48 tỷ USD).
Theo quy mô GDP danh nghĩa, năm 2022, quy mô GDP Việt Nam năm 2022 đạt khoảng 413,81 tỷ USD, xếp thứ 37 trên thế giới.
Quy mô GDP Việt Nam năm 2022 tăng 45,81 tỷ USD, nhảy 4 bậc so với năm 2021. Xét riêng các nước trong khối ASEAN, năm 2022, Indonesia là nước có quy mô GDP dẫn đầu trong khu vực ASEAN, đạt khoảng 1.290 tỷ USD, xếp thứ 17 thế giới. Tiếp theo là Thái Lan với 534,76 tỷ USD, xếp thứ 2 khu vực Đông Nam Á và thứ 26 thế giới.
Cùng với đó, Malaysia có quy mô GDP đạt khoảng 434,06 tỷ USD, xếp thứ 3 trong khối ASEAN và thứ 35 trên thế giới. Singapore có quy mô GDP xếp thứ 4 trong khối ASEAN và thứ 36 trên thế giới, đạt khoảng 423,63 tỷ USD vào năm 2022.
Với Việt Nam, quy mô GDP năm 2022 xếp thứ 5 trong khối ASEAN, xếp trên Philippines, Myanmar, Campuchia, Brunei và Lào. Philippines, Myanmar, Campuchia, Brunei và Lào có quy mô GDP đạt lần lượt là 401,66 tỷ USD; 59,53 tỷ USD; 28,33 tỷ USD; 18,5 tỷ USD và 16,25 tỷ USD trong năm 2022.
Năm 2023, IMF đã đưa ra dự báo quy mô quy mô GDP Việt Nam đạt khoảng 469,621 tỷ USD, xếp thứ 3 trong khối ASEAN và 36 trên thế giới. Với dự báo này của IMF, quy mô GDP Việt Nam năm 2023 tăng 55,81 tỷ USD, nhảy 1 bậc so với năm 2022 trên quy mô thế giới. Cùng với đó, quy mô GDP Việt Nam năm 2023 tăng hơn 57 lần, nhảy 50 bậc so với năm 1990 trên quy mô thế giới.
Minh Tiến
Nhịp sống kinh tế