MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

TP.HCM cần đột phá những lĩnh vực nào?

Nhiều chuyên gia cho rằng, để vực dậy nền kinh tế TP.HCM trong bối cảnh hiện tại, cần có cơ chế đặc thù, tăng tỉ lệ điều tiết ngân sách, xây dựng Luật Đô thị đặc biệt, thành lập trung tâm hành chính hội nhập quốc tế, khơi thông thị trường bất động sản...

Tại cuộc toạ đàm "Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy kinh tế TP.HCM phát triển" mới đây, các chuyên gia gia kinh tế, quản lý Nhà nước đã nêu hàng loạt đề xuất.

TP.HCM phải tự biến mình thành trung tâm tài chính quốc tế

Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam khuyến nghị trong bối cảnh hiện tại, TP.HCM phải tự biến mình thành trung tâm hội nhập, tài chính quốc tế.

"TP.HCM muốn đột phá là phải có những dự án đột phá cùng với đột phá về thể chế, những trung tâm lớn luôn có tính mở, tính hội nhập, như Singapore, Thượng Hải tự biến mình thành trung tâm hội nhập quốc tế… TP.HCM muốn vượt lên phải biến mình thành trung tâm hội nhập quốc tế của đất nước này. Có thể có những dự án đột phá như Cảng trung chuyển Cần Giờ, Trung tâm tài chính quốc tế, trung tâm thương mại nữa để kéo thế giới vào đây. Các yếu tố này cộng hưởng được với nhau, cùng với vùng Đông Nam Bộ, TP.HCM sẽ kéo được các nhà đầu tư lớn, thu hút được các tập đoàn lớn", PGS.TS Trần Đình Thiên nhấn mạnh và đề xuất vùng TP.HCM trở thành trung tâm quốc tế đi đầu của cả nước.

"Vùng TP.HCM (bao gồm TP.HCM Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương) trở thành cụm đi đầu về mặt thể chế, trung tâm thử nghiệm thể chế cho cả nước. Có như vậy rủi ro sẽ giảm đi và cộng hưởng sức mạnh của vùng tăng lên, khả năng bứt phá cao hơn rất nhiều", ông Thiên nói, đồng thời cho rằng TP.HCM được coi là đầu tàu nhưng suốt 15-20 năm chưa có được những sự thay đổi căn bản.

TP.HCM cần đột phá những lĩnh vực nào? - Ảnh 1.

TS.Trần Du Lịch đề xuất TP.HCM nên tập trung khơi thông thị trường bất động sản. Ảnh: Minh Thông.

"Vấn đề của TP.HCM không chỉ là của thành phố mà phải xác định đây là vấn đề của cả nước. Cơ chế, chính sách đột phá cho TP.HCM là cho cả nước. Bởi TP.HCM gánh trên vai sứ mệnh đầu tàu cả nước, đầu tàu bứt tốc mạnh mẽ thì kéo cả đoàn tàu đi lên", PGS.TS Trần Đình Thiên đánh giá và cho biết, phải tập trung cao hơn, tầm nhìn tốt hơn để tháo gỡ những vấn đề căn cơ.

Giải cứu kinh tế phải bắt đầu từ khơi thông thị trường bất động sản

TS.Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ quốc cho rằng để tháo gỡ khó khăn cho kinh tế TP.HCM, cần phải khơi thông thị trường bất động sản.

"Cần rà những điểm nghẽn có thể xử lý được để hấp thụ được dòng vốn đầu tư công, nhất là thị trường bất động sản, vì thị HĐND TP.HCM thông qua và thành phố để triển khai ngay…

"Thành phố đang gỡ cái nhất thời, gỡ căn cơ về thể chế là nghị quyết mới, căn cơ về hạ tầng đang đẩy mạnh là những chương trình chỉnh trang đô thị - bởi môi trường, chỉnh tranh và phát triển đô thị là những giải pháp cần thiết phải làm. Nếu gỡ được được điểm nghẽn, sức hấp thụ vốn của TP.HCM sẽ tăng lên.

Một mảng mà thành đang làm phối hợp với trung ương là vốn tín dụng, tôi cho rằng phải tập trung, vì nếu không khơi thông được thị trường này thì đối với điều kiện của kinh tế Việt Nam hiện nay sẽ rất khó phục hồi", TS. Trần Du Lịch nói.

Chương trình cho vay mua nhà ở xã hội đang triển khai với gói 120.000 tỷ đồng, rõ ràng cần gỡ về mặt cơ chế chứ không chỉ riêng tín dụng.

"Tôi đề xuất hay chăng nguồn vốn này nên phân tỉ lệ cho các đô thị, các thành phố lớn để kích cả nhà đầu tư và người tiêu dùng cá nhân", ông Lịch cho biết.

Tăng tỉ lệ điều tiết ngân sách lên 30%

Bà Phạm Phương Thảo, Nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch HĐND TP.HCM cho rằng TP.HCM cần được phân cấp phân quyền mạnh mẽ và chủ động hơn nữa.

"Vì sao hiện nay có một bộ phận cán bộ, công chức không dám làm. Một phần do sự chồng chéo, xung đột của pháp luật. Mà khi pháp luật xung đột thì dễ "chết" nên họ sợ, họ e dè là điều dễ hiểu", bà Phạm Phương Thảo cho biết.

Theo bà Thảo, địa phương mạnh dạn đề xuất nhưng "trái bóng" thuộc về Trung ương. Do đó, bà hy vọng trong thời gian tới, khi Nghị quyết mới thay thế cho Nghị quyết 54 được thông qua sẽ tháo gỡ một phần khó khăn cho TP.HCM. Cùng với đó, nguyên Chủ tịch HĐND TP.HCM kiến nghị Trung ương tăng tỉ lệ điều tiết ngân sách để lại cho TP.HCM từ 18% lên 30% để thành phố đầu tư, phát triển.

Về lâu dài, nên có Luật Đô thị đặc biệt dành cho TP.HCM, có như vậy mới tháo gỡ được những vấn đề căn cơ của một siêu đô thị.

Theo Liên Thượng

Nhà đầu tư

Trở lên trên