TPHCM khởi động nhiều dự án hạ tầng "tháo khoá" cho khu đô thị Cát Lái
Theo nhận định của các chuyên gia JLL, diện mạo khu Đông thành phố có được như ngày hôm nay không thể không nhắc đến những công trình hạ tầng giao thông. Việc hạ tầng giao thông phát triển mạnh mẽ đã kéo theo sự xuất hiện của hàng loạt khu đô thị.
Dự án cầu Thủ Thiêm 2 đang được đẩy nhanh tốc độ thi công, dự án Bến xe miền Đông mới sẽ được khánh thành trong tháng 8/2020 tới đây, tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2021... Điều này đang tạo ra sức hút và nhu cầu nhà ở tại khu vực sẽ cực kỳ lớn, chắc chắn giá bán cũng sẽ tăng theo thời gian.
Theo đánh giá của các chuyên gia, phía Đông sở hữu vị trí trọng tâm trong vùng "tam giác vàng" (TPHCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu), là đầu mối của các tuyến giao thông huyết mạch giữa TPHCM và các tỉnh Đông Nam bộ. Do đó, TPHCM từ nhiều năm qua đã dành một nguồn lực tài chính khá lớn để đầu tư mở rộng "cửa ngỏ" này nhằm bắt kịp tốc độ tăng trưởng, liên kết vùng.
Thời gian qua, khu Đông thành phố được đầu tư hạ tầng mạnh nhất so với các khu vực khác. Hàng loạt dự án hạ tầng lớn đã và đang được hình thành tại đây. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu lưu thông cho hơn 1 triệu người ở thành phố phía Đông trong tương lai, hạ tầng giao thông phải đi trước một bước.
Vì vậy, giao thông khu vực này không chỉ dừng lại ở các tuyến xa lộ Hà Nội, tuyến metro số 1, quốc lộ 1K, đường cao tốc TPHCM - Long Thành giai đoạn 2, mà còn hàng loạt tuyến đường kết nối với xa lộ Hà Nội, các đường vành đai 2 và 3, cầu Cát Lái, cầu Mỹ Thủy 3 trên đường Đồng Văn Cống… Một dự án khác cũng nhận được sự quan tâm là hệ thống hầm, cầu vượt trước khu vực Bến xe miền Đông mới, bao gồm cầu bộ hành và đường chui nhánh phải (thuộc dự án cầu vượt trước Bến xe miền Đông mới ở quận 9 nối TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương).
Điển hình như khu đô thị Cát Lái, nhiều năm qua chuyện xe tải hạng nặng ra vào cảng đã gây nhiều ảnh hưởng cho cuộc sống người dân nơi này bởi kẹt xe trầm trọng và tại nạn giao thông. Để giải quyết tình trạng này, trước đó, trong tháng 8/2019, nút giao thông 3 tầng Mỹ Thủy (quận 2) đã được đầu tư và thông xe giai đoạn 1 nhằm tạo thuận lợi cho xe lưu thông vào các khu dân cư, cảng biển Cát Lái.
Sở Giao thông vận tải TPHCM cho biết từ đầu năm 2019 đến nay, tình hình giao thông trên các tuyến đường ra vào cảng Cát Lái tương đối ổn định, chỉ xảy ra ùn ứ giao thông cục bộ tại một số khu vực. Tuy nhiên, sở đánh giá tình hình ùn tắc giao thông tại khu vực còn diễn biến phúc tạp, nguy cơ dẫn đến ùn tắc vẫn còn tồn tại, chưa được giải quyết triệt để.
Các chuyên gia trong ngành cũng khẳng định rằng đây là dự án trọng điểm của UBND TPHCM giải quyết tình trạng kẹt xe thường xuyên trên các trục đường ra vào cảng Tân Cảng - Cát Lái. Dự án kỳ vọng sẽ xóa bỏ dứt điểm ùn tắc giao thông trên địa bàn, giúp việc giao thương hàng hóa giữa khu vực TPHCM với các vùng lân cận thuận lợi, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Được biết, cầu Mỹ Thủy 3 (nằm giữa cầu Mỹ Thủy 1 và cầu Mỹ Thủy 2) dài 124m cho 6 làn xe, xây cầu vượt rẽ trái từ cảng Cát Lái đi cầu Phú Mỹ dài 725m cho 2 làn xe lưu thông và xây dựng cầu Kỳ Hà 4 trên nhánh rẽ phải từ cầu Phú Mỹ về cảng Cát Lái dài 75m cho 4 làn xe lưu thông.
Mới đây nhất, UBND TPHCM đã chấp thuận chủ trương nghiên cứu phương án mở rộng đường Nguyễn Thị Định (đoạn từ nút giao Mỹ Thủy đến phà Cát Lái) và phương án xây dựng đường nối liên cảng Cát Lái - Phú Hữu, mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh (đoạn từ Vành đai 2 đến đường ra vào cảng Phú Hữu).
Theo đó, dự án nâng cấp mở rộng đường Nguyễn Thị Định, đoạn từ nút giao Mỹ Thủy đến phà Cát Lái Quận 2 với chiều dài hơn 1,9km, rộng 70-77m. Tổng mức đầu tư của dự án là 1.443 tỉ đồng trích từ ngân sách, trong đó công tác giải phóng mặt bằng rơi vào khoảng hơn 850 tỉ đồng.
Tuyến đường Nguyễn Thị Định được quy hoạch mặt đường rộng 60m, bao gồm 6 làn xe cơ giới và 4 làn xe hỗn hợp với tổng mức đầu tư hơn 1.141 tỷ đồng. Tuy nhiên, do dự án đã được điều chỉnh thay đổi về quy mô mặt cắt ngang nên đã tăng diện tích giải phóng mặt bằng và tăng chi phí xây lắp kéo tổng mức đầu tư sẽ tăng thêm khoảng 300 tỉ đồng.
Song song đó, UBND TPHCM vừa có ý kiến gửi Bộ Giao thông vận tải liên quan việc đầu tư mở rộng tuyến đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây trên địa bàn TPHCM.
UBND TPHCM đánh giá việc nghiên cứu đầu tư mở rộng tuyến cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây là rất cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông, kết nối vùng TPHCM, đồng bộ với kế hoạch đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Đối với việc kết nối với các tuyến đường trên địa bàn, UBND TPHCM đề nghị Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu đầu tư xây dựng hoàn chỉnh nút giao An Phú, quận 2 sao cho đồng bộ với quy mô hoàn chỉnh tuyến cao tốc.
Hiện TPHCM đang hoàn chỉnh hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư công dự án xây dựng nút giao thông An phú (giai đoạn 1), phấn đấu hoàn thành đồng bộ với dự án phát triển giao thông xanh (BRT) trong năm 2021.
Ngoài ra, TPHCM cũng đề xuất nghiên cứu bổ sung nút giao thông kết nối cao tốc với đường Long Phước, quận 9 để tạo động lực phát triển kinh tế xã hội quận 9 và khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía đông TPHCM, một mặt góp phần phát huy hiệu quả dự án mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.
Nút giao thông An Phú là điểm đầu của đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, điểm cuối của đường Lương Định Của giao cắt với đường Mai Chí Thọ. Lượng xe qua khu vực này rất lớn nhưng tới nay vẫn chưa có cầu vượt hoặc hầm chui khiến thường xuyên xảy ra ùn tắc.
Theo Sở Giao thông vận tải TPHCM, nút giao thông An Phú có lượng xe cộ lưu thông rất lớn do là nơi giao thoa của ba hướng giao thông rất quan trọng gồm: đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây kết nối về miền Đông, miền Trung và miền Bắc; đường Mai Chí Thọ kết nối về miền Tây và đường ra vào cảng biển hàng đầu của cả nước như Cát Lái, Sài Gòn, Bến Nghé, Tân Thuận...
Theo quy hoạch, nút giao thông sẽ được xây hầm chui, cầu trên cao, ban đầu dự kiến triển khai từ nguồn vốn dư dự án cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây. Nhưng theo sở này, quá trình thực hiện gặp khó khăn về thu xếp, bố trí vốn nên UBND TPHCM đã chỉ đạo lập dự án đầu tư xây dựng nút giao bằng nguồn vốn ngân sách, cụ thể giai đoạn chuẩn bị đầu tư từ năm 2019 - 2020 và triển khai thực hiện sau năm 2020.
Một công trình quan trọng khác được kỳ vọng sẽ là thế mạnh của nhà đất nơi đây, bằng chứng là nhiều doanh nghiệp đã và đang "chạy đua" để phát triển và đầu tư dự án mới. Cách hầm chui Mỹ Thuỷ (Quận 2) khoảng 3km, một dự án quy mô khá lớn 7.000 tỷ đồng cũng chuẩn bị được khởi công xây dựng là cầu Cát Lái.
Được biết, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý giao UBND tỉnh Đồng Nai triển khai thực hiện dự án cầu Cát Lái nối Đồng Nai và TPHCM. Đồng Nai sẽ thực hiện dự án này trên cơ sở thống nhất giữa UBND tỉnh Đồng Nai và UBND TPHCM về hình thức đầu tư và phương án triển khai thực hiện các hạng mục công trình.
Theo phân tích các chuyên gia bất động sản, không chỉ năm 2020, mà trong nhiều năm tới, khu Đông sẽ trở thành khu vực dẫn dắt thị trường. Đây là khu vực được đánh giá là hướng mở nhất trong chiến lược phát triển đô thị của TPHCM. Báo cáo tiêu điểm quý 1/2020 của CBRE Việt Nam cũng nhấn mạnh thời gian gần đây, bất động sản khu vực phía Đông của TPHCM luôn nằm trong tầm ngắm của giới đầu tư và giá không ngừng tăng.
Ghi nhận thực tế cho thấy, làn sóng phát triển hạ tầng mạnh mẽ của khu Đông đã khiến thị trường BĐS nơi đây liên tục phát triển trở thành nơi tập trung đầu tư của rất nhiều công ty bất động sản hàng đầu trong và ngoài nước.
Hàng loạt dự án khu đô thị, khu dân cư tạo nên một cộng đồng dân cư hiện đại, kết nối với nhiều tiện ích đang được triển khai tại đây, từ đó giá chào bán các phân khúc cũng gia tăng mạnh, đặc biệt là loại hình nhà phố và biệt thự ở khu vực quận 2.
Để đón đầu làn sóng tăng giá BĐS, nhiều dự án vừa ra mắt đã được thị trường đón nhận khả quan, đơn cử như PhoDong Village. Các căn nhà phố thương mại, biệt thự phố vườn PhoDong Village đang được DKRA Vietnam - Tổng đại lý tiếp thị & phân phối với mức giá từ 8,6 tỷ đồng/căn, thanh toán 16 tháng, ngân hàng hỗ trợ tài chính. Là khu đô thị kiểu mẫu đã hiện hữu, PhoDong Village thu hút khách hàng bằng những giá trị có thể trải nghiệm được như không gian xanh, tiện ích cao cấp,...
Cùng với PhoDong Village, Tập đoàn Vingroup với khu đô thị Vinhomes Grand Park quy mô 271ha và nhiều ông lớn BĐS khác cũng đang xem khu Đông là khu vực phát triển BĐS năng động, đầy tiềm năng trong vài năm tới. Theo đánh giá của các chuyên gia, khu Đông sẽ tiếp tục là tâm điểm của thị trường BĐS TPHCM trong ngắn và trung hạn.