Trà xanh rất tốt cho sức khỏe nhưng có nên uống trà thay nước mỗi ngày không? Có 3 đối tượng nên cẩn trọng với loại đồ uống này
Nước và trà đều là thức uống có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, tác dụng của 2 thức uống này thực sự hiệu quả khi chúng ta cung cấp đủ một lượng nhất định.
- 05-10-20214 đặc điểm chung trong thói quen uống nước của những người trường thọ, nếu bạn có đầy đủ thì xin chúc mừng
- 05-10-20214 loại hạt là "tứ đại bổ dưỡng": Bổ thận, bổ gan, nuôi dưỡng dạ dày và tăng cường sức khỏe, bếp nhà nào cũng nên dự trữ
- 29-09-20215 trường hợp cần rất cẩn trọng khi uống nước: Thói quen uống nước sai lầm chẳng đem lại lợi ích mà còn tổn hại tới sức khỏe!
Mới đây, tờ Times của Anh đã đưa tin về một nghiên cứu rất thú vị: Các nhà nghiên cứu cho những người tham gia thí nghiệm uống trà hoặc nước bao gồm cả đàn ông và phụ nữ, sau đó thực hiện các trò chơi liên kết từ hoặc bài kiểm tra giải câu đố.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, những người uống trà thể hiện tốt hơn nhiều trong các trò chơi liên kết từ và các bài kiểm tra giải câu đố so với những người chỉ uống nước lọc. Câu hỏi được đặt ra, tại sao những người uống trà lại có tác dụng thần kỳ đến vậy?
Một thí nghiệm so sánh tác động của trà và nước với cơ thể đã được thực hiện ở Anh. (Ảnh: Epicurious)
Thực tế, trà không tạo ra tác dụng thần kỳ. Kết quả kiểm tra có liên quan nhiều đến tác động tâm lý. Các nhà nghiên cứu cho rằng, những người thích uống trà thường thông minh và sáng tạo hơn. Khi tham gia thí nghiệm, họ sẽ được kích hoạt sự tập trung nhất, cải thiện khả năng sáng tạo của não bộ và hoàn thành bài kiểm tra. Và tất cả những điều này chỉ là một trạng thái tâm lý đặc biệt.
Để có thể hiểu rõ hơn về tác dụng cũng như hạn chế của 2 loại thức uống này, hãy cùng tìm hiểu dưới đây!
Lợi ích của nước đối với cơ thể con người?
1. Giúp làm chậm quá trình lão hóa
Uống nước mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể. (Ảnh: Set U)
Lý do khiến con người già đi có liên quan đến hoạt động của tế bào. Khi quá nhiều tế bào già tích tụ trong cơ thể con người, hoạt động của các tế bào bình thường sẽ bị ảnh hưởng, và nhiều chức năng sinh lý sẽ bị tắc nghẽn.
Độ ẩm là một trong những “nguồn năng lượng” để duy trì hoạt động của tế bào, được nuôi dưỡng đủ độ ẩm có thể kích hoạt tế bào, duy trì sự dẻo dai và chắc khỏe của cơ và xương, giúp da khỏe mạnh và mềm mại hơn.
2. Thúc đẩy quá trình trao đổi chất
Theo kết quả của một nghiên cứu được công bố bởi Health Fitness Revolution (Tổ chức phi lợi nhuận về sức khỏe tại Mỹ), cơ thể được cung cấp khoảng 500 ml nước khi thức dậy sẽ giúp tăng tỷ lệ trao đổi chất lên 24%. Nếu bạn đang trong quá trình kiểm soát chế độ ăn uống thì lợi ích của việc uống nước cũng sẽ không thay đổi và nhiệm vụ thúc đẩy quá trình trao đổi chất vẫn được tiếp tục.
3. Thúc đẩy sức khỏe tim mạch
Một nghiên cứu kéo dài 6 năm được công bố bởi American Journal of Epidemiology ( AJE ) - Tạp chí Dịch tễ Hoa Kỳ thấy những người uống nhiều hơn 5 cốc nước mỗi ngày có nguy cơ tử vong vì bệnh tim thấp hơn 41% so với những người uống ít hơn 2 cốc nước mỗi ngày.
Nước được di chuyển vào máu chỉ sau 20 giây, tác động đến toàn bộ cơ thể. Thông qua việc pha loãng nước, độ nhớt của máu sẽ giảm đi, đồng thời có thể làm huyết áp và một loạt bệnh liên quan đến tim mạch. Mỗi người nên đáp ứng đủ 1500 ~ 1700ml nước mỗi ngày và được chia đều từ nhiều nguồn cung cấp khác nhau như uống nước hay những khẩu phần ăn chứa nước (rau, củ...).
Ngoài ra, đối với một số người đang mắc các bệnh về thận, tim, gan thì việc uống quá nhiều nước rất dễ gây tích tụ và phù nề. Vì thế, lượng nước uống cần hạn chế theo lời khuyên của bác sĩ, chỉ nên uống từng ngụm nhỏ và điều chỉnh linh hoạt tùy theo tình hình cụ thể.
Có thể uống trà thay nước được không?
Trà là thức uống đã có từ rất lâu, được người coi trọng và dùng như một vị thuốc chữa bách bệnh. Trong Bản thảo cương mục (Từ điển bách khoa của Trung Quốc về dược vật biên soạn vào thế kỷ 16) khi nói đến công dụng của trà thầy thuốc Lý Thời Trân đã ghi lại rằng: "Tất cả các loại thuốc đều có thành phần từ trà và trà là thuốc chữa mọi bệnh."
Trà có tới 12 tác dụng khác nhau bao gồm chống oxy hóa, chống lão hóa, chống chất phóng xạ, giảm lipid, ổn định huyết áp, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, mạch máu não...
Giáo sư Trần Tôn Mậu từ Viện Nghiên cứu Trà thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc đã từng tiến hành một nghiên cứu về trà trên số liệu theo dõi 8.522 người và kéo dài trong 10 năm. Kết quả nghiên cứu cho thấy phụ nữ uống trà mỗi ngày có thể trì hoãn sự khởi phát ung thư tới 7,3 năm còn nam giới có thể trì hoãn 3,2 năm.
Có thể thấy rằng, việc uống trà mỗi ngày mang rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng để lựa chọn thay thế nước uống thì câu trả lời sẽ là không.
Uống trà đúng liều lượng để bảo vệ sức khỏe. (Ảnh: Austin Monthly)
Bên cạnh thành phần có lợi polyphenol (chất chống oxy hóa) thì trong trà cũng có một hàm lượng đáng kể caffeine và axit oxalic. Nếu chúng ta quá nhiều trà vào buổi tối sẽ gây tình trạng thao thức , khó ngủ, cơ thể mệt mỏi. Thêm nữa, việc uống trà quá mức trong thời gian dài cũng có thể khiến axit oxalic không hấp thụ kịp, gây mất cân bằng trong cơ thể, hình thành sỏi, phá hủy các mô tế bào và gây viêm nhiễm.
Bởi vậy, chúng ta nên sử dụng một lượng trà vừa đủ với cơ thể mình để các quá trình chuyển hóa năng lượng diễn ra tốt nhất. Đối với người bình thường mỗi ngày nên uống từ 1 đến 2 tách, còn người trung niên và cao tuổi hãy uống 4 đến 5 tách trà mỗi ngày là phù hợp.
Khi nào không nên uống trà?
Tuy nhiên, không phải tất cả chúng ta đều nên “uống trà để giữ gìn sức khỏe”. Trong một số trường hợp, uống trà sẽ chuyển từ chất có lợi sang chất độc và gây hại cho cơ thể. Những người đang gặp phải các vấn đề sức khỏe dưới đây không nên uống trà:
1. Đau dạ dày
Trà khi được ủ với nước đun sôi chứa một tỷ lệ lớn cafein (chất kích thích). Đối với những người bị tăng tiết hoặc viêm loét dạ dày, uống một lượng lớn cafein sẽ gây nên loãng dịch vị, làm cho quá trình tiêu hóa diễn ra không bình thường, tạo axit dạ dày, trào ngược thực quản, và thậm chí làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
2. Đau khớp, khi bệnh gút tấn công
Sự tấn công của bệnh gút không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn gây đau nhức khó ngủ vào ban đêm. Kiểm soát axit uric, kiểm soát chế độ ăn uống, tránh các thực phẩm chứa nhiều purin, axit tannic, hải sản là cách tốt nhất để kiểm soát bệnh này. Bên cạnh đó, trà có chứa một số tannin nhất định, nếu uống trà khi đang bị đau sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
3. Mất ngủ, suy nhược thần kinh
Chất cafein trong trà có thể làm hưng phấn trung khu thần kinh. Đối với những người mất ngủ, suy nhược thần kinh nếu uống trà đậm đặc trong lúc này sẽ chỉ khiến hệ thần kinh hoạt động nhiều hơn và làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
Uống trà và nước đều rất tốt, cả hai sẽ bổ sung và kết hợp với nhau làm tăng cường sức đề kháng nếu chúng ta sử dụng đúng liều lượng. Hãy tập quen với lối sống uống đủ nước và trà mỗi ngày để bảo vệ và giữ gìn sức khỏe.
Theo Aboluowang