MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tranh cãi chuyện Gen Z công khai khoe thu nhập: Công sức của tôi thì tôi có quyền khoe, hay biểu hiện của sự non nớt thiếu chuyên nghiệp?

02-06-2024 - 06:06 AM | Lifestyle

Công tâm mà nói, chuyện này rất khó để phân định đúng sai.

Nếu thường xuyên sử dụng MXH Threads, chắc hẳn không ít thì nhiều, bạn cũng từng thấy một “bảnh” nào đó công khai đăng ảnh sms báo lương tháng với dãy số full HD không che đằng sau dấu +.

Thu nhập nói chung hay lương tháng nói riêng tưởng chừng là bí mật tối cao mà chẳng ai muốn “oang oang” trên MXH, nhưng Threads lại chứng minh một thực tế khác.

Tranh cãi chuyện Gen Z công khai khoe thu nhập: Công sức của tôi thì tôi có quyền khoe, hay biểu hiện của sự non nớt thiếu chuyên nghiệp?- Ảnh 1.

Tranh cãi chuyện Gen Z công khai khoe thu nhập: Công sức của tôi thì tôi có quyền khoe, hay biểu hiện của sự non nớt thiếu chuyên nghiệp?- Ảnh 2.

Không khó để thấy những bức ảnh như thế này trên Threads

Khoe lương công khai trên MXH, nên hay không?

Chuyện giới trẻ công khai khoe lương tháng hoặc thu nhập khiến cộng động mạng chia làm hai phe: Một bên khẳng định việc này chẳng có gì sai, tiền tôi làm ra thì tôi có quyền khoe nếu thích; Một bên ra sức khuyên nhủ lẫn chỉ trích hành vi này vì nó có vẻ thiếu chuyên nghiệp.

Tranh cãi chuyện Gen Z công khai khoe thu nhập: Công sức của tôi thì tôi có quyền khoe, hay biểu hiện của sự non nớt thiếu chuyên nghiệp?- Ảnh 3.

Phòng khi bạn chưa biết: NDA là viết tắt của Non-disclosure agreement (Thỏa thuận không tiết lộ)

Tranh cãi chuyện Gen Z công khai khoe thu nhập: Công sức của tôi thì tôi có quyền khoe, hay biểu hiện của sự non nớt thiếu chuyên nghiệp?- Ảnh 4.

Tranh cãi chuyện Gen Z công khai khoe thu nhập: Công sức của tôi thì tôi có quyền khoe, hay biểu hiện của sự non nớt thiếu chuyên nghiệp?- Ảnh 5.

Tranh cãi chuyện Gen Z công khai khoe thu nhập: Công sức của tôi thì tôi có quyền khoe, hay biểu hiện của sự non nớt thiếu chuyên nghiệp?- Ảnh 6.

Tranh cãi chuyện Gen Z công khai khoe thu nhập: Công sức của tôi thì tôi có quyền khoe, hay biểu hiện của sự non nớt thiếu chuyên nghiệp?- Ảnh 7.

CĐM chia làm 2 phe trước chuyện khoe lương trên MXH: Một bên ủng hộ, một bên phản đối kịch liệt

Phần lớn những người không đồng tình với việc Gen Z lên mạng công khai khoe thu nhập, vì ngoại trừ cơ quan nhà nước - nơi công khai mức lương và hệ số lương của nhân viên, thì gần như tất cả các công ty, tập đoàn lớn đều có quy định bảo mật lương. Khoe lương về tài khoản mà không che tên công ty/tập đoàn chính là biểu hiện của sự thiếu chuyên nghiệp do không đọc kỹ hợp đồng lao động.

Đương nhiên, nếu doanh nghiệp đã có quy định bảo mật lương mà mình lại “oang oang” khoe lương lên MXH, hành động này sai rành rành là điều không có gì phải bàn cãi. Nhưng trong trường hợp công ty không có yêu cầu bảo mật lương, rõ ràng, Gen Z có quyền khoe thu nhập, khoe lương tháng nếu thích chứ!

Hơn nữa, việc không che tên công ty/doanh nghiệp khi khoe lương còn là cách để Gen Z review “chốn kiếm cơm”, nhằm truyền động lực cho nhau tìm được môi trường tốt, có mức đãi ngộ phù hợp, đúng như mong muốn.

Trong hoàn cảnh này, rất khó để phân định đúng sai. Câu chuyện đáng bàn chỉ là có nên khoe thu nhập/lương tháng hay không mà thôi.

Nếu công ty/doanh nghiệp không yêu cầu bảo mật vấn đề này, rõ ràng, Gen Z có quyền flex lương tháng, thu nhập bằng những bức hình “full không che”. Hệ lụy nếu có, cùng lắm chỉ là những tin nhắn vay tiền sẽ ngày một nhiều hơn, ngoài ra, chẳng có mặt tiêu cực nào khác? Vì đó là công sức, là đồng tiền họ làm ra và họ thấy hài lòng, thỏa mãn thì họ khoe?

Tranh cãi chuyện Gen Z công khai khoe thu nhập: Công sức của tôi thì tôi có quyền khoe, hay biểu hiện của sự non nớt thiếu chuyên nghiệp?- Ảnh 8.

Ảnh minh họa

Đó là suy nghĩ chung của những bạn trẻ đã từng hoặc đang có ý định khoe thu nhập, lương tháng. Nhưng xét trên phương diện người làm sếp, làm chủ doanh nghiệp, việc khoe lương lại không đơn giản như vậy.

“Bảo mật lương để đảm bảo tính cạnh tranh công bằng giữa nhân viên với nhân viên, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp”

Nhật Minh - Hiện đang là Senior Tax Consultant cho một công ty Kiểm toán vốn nước ngoài, quản lý 7 nhân sự cấp dưới thẳng thắn khẳng định anh không ủng hộ việc các bạn công khai khoe lương, ngay cả khi công ty không yêu cầu phải bảo mật chuyện này đi chăng nữa.

“Đầu tiên, mình chia sẻ trên phương diện là người quản lý. Công ty mình có yêu cầu bảo mật lương, thậm chí ngay cả khi nhân sự đã nghỉ việc. Việc bảo mật lương quan trọng vì 2 yếu tố:

(1) Tạo ra sự cạnh tranh công bằng trong nội bộ.

Hai nhân sự ở cùng vị trí có mức lương thực nhận khác nhau là chuyện bình thường và khá phổ biến, đặc biệt là ở các doanh nghiệp có quy chế KPT và lương, thưởng rõ ràng. Bạn làm nhiều, vượt KPI, thu nhập của bạn chắc chắn sẽ cao hơn người ở cùng vị trí nhưng chỉ làm đủ KPI hoặc thiếu KPI.

Điều này là hiển nhiên nhưng trên thực tế, không phải ai cũng hiểu điều đó. Họ có thể nghĩ rằng công ty hoặc người quản lý ưu ái người khác hơn mình, nếu các nhân sự biết được lương của nhau.

Tranh cãi chuyện Gen Z công khai khoe thu nhập: Công sức của tôi thì tôi có quyền khoe, hay biểu hiện của sự non nớt thiếu chuyên nghiệp?- Ảnh 9.

Ảnh minh họa

Quy định bảo mật lương trong nội bộ được tạo ra để hạn chế tình trạng này. Mình dám khẳng định rằng nếu doanh nghiệp đã có quy chế lương, thưởng, đãi ngộ rõ ràng và họ luôn thực hiện tốt điều đó, thì hoàn toàn không có chuyện người này được ưu ái hơn người kia nên thu nhập cao hơn. Thu nhập của họ cao hơn, hoặc họ được tăng lương trước người ở cùng cấp bậc, vị trí chỉ đơn giản là vì họ cống hiến nhiều hơn mà thôi.

(2) Tạo ra sự cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nào cũng muốn tìm người tài giỏi, có năng lực về làm việc. Chuyện công khai khoe thu nhập có thể không phải là vấn đề lớn nếu bạn hiện đang chỉ là nhân sự junior.

Nhưng chỉ cần lên cấp Senior, chứ chưa cần tới các cấp C-Level (quản lý cấp cao), việc công khai lương là điều tối kỵ vì nó có thể khiến doanh nghiệp đối thủ “hẫng tay trên” nhân sự cấp cao của doanh nghiệp bằng cách đề xuất mức lương cao hơn mức họ đang được nhận. Chúng mình hay gọi đây là chảy máu chất xám. Mà việc này, doanh nghiệp càng lớn, họ càng sợ” - Nhật Minh phân tích lý do các doanh nghiệp, tập đoàn đưa ra yêu cầu bảo mật lương với nhân sự.

Ngoài ra, Nhật Minh còn nhấn mạnh thêm một điều quan trọng, rất đáng lưu tâm khác: Nếu đi phỏng vấn xin việc mà người phỏng vấn yêu cầu bạn tiết lộ mức thu nhập ở công ty cũ, rất có thể đó chỉ là một cái bẫy.

“Bản thân mình cũng từng trực tiếp phỏng vấn ứng viên và cũng từng hỏi ứng viên liệu họ có thể chia sẻ mức lương ở công ty cũ hay không. Thú thật mà nói, mình không hỏi điều đó vì tò mò hay vì muốn giảm range lương của công việc mà họ đang ứng tuyển.

Nếu họ tiết lộ mức lương của công ty cũ, mình sẽ hỏi tiếp xem liệu công ty cũ có yêu cầu họ phải bảo mật lương hay không. Trong trường hợp ứng viên nói không rõ vấn đề này, mình sẽ xếp ứng viên này vào danh sách chờ dù kỹ năng và khả năng làm việc của họ có tốt đến đâu. Vì yếu tố bảo mật lương là vô cùng quan trọng với công ty mình” - Nhật Minh chia sẻ và khuyên các bạn trẻ nên “tỉnh” với câu hỏi về mức lương ở công ty cũ khi đi phỏng vấn xin việc.

Theo Ngọc Linh

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên