Tranh cãi quan điểm của du học sinh: Đừng học FTU vì dễ bị trầm cảm, hãy theo học những trường "gần top" như NEU
Bạn nghĩ sao về quan điểm này?
- 30-03-20241 trường liên cấp nằm tại quận trung tâm, có toàn trường "hot nhất thủ đô": được ví như "Cambridge bản Việt", tỷ lệ chọi đầu vào cao hơn cả FTU, NEU
- 24-03-2024Không phải NEU hay FTU, trường ĐH này mới là "bệ phóng" giúp ông Đặng Lê Nguyên Vũ trở thành "tỷ phú cà phê": Học phí dưới 25 triệu/năm, nhiều ngành 15 điểm là đỗ
- 21-03-2024Không phải NEU hay FTU, trường ĐH này mới là “bệ phóng” giúp ông Phạm Nhật Vượng trở thành tỷ phú đô la: Học phí không quá 15 triệu/năm, từng đào tạo hơn 85.000 kỹ sư, cử nhân
Những ngày gần đây, netizen đang xôn xao trước quan điểm của một TikToker là du học sinh về việc học những trường top như Ngoại thương, Y hay Dược... Theo đó, du học sinh này chia sẻ "lời khuyên" rằng nếu muốn học những trường top đầu thì tâm lý phải vững còn không rất dễ bị trầm cảm. Để chứng minh cho luận điểm của mình, chủ nhân đoạn clip lấy ví dụ về một người bạn học tại Đại học Yale (Mỹ). Sau quá trình học tập tại đây, bạn của nam sinh này nghiệm ra rằng nhiều người học ở các trường đại học top dễ mắc các bệnh về tâm lý bởi vì xung quanh... ai cũng giỏi.
"Kể cả bạn giỏi, bạn vào những trường top xong bạn cũng thành tự ti, vì bạn thấy những người cùng lớp với mình, những người xung quanh mình chẳng học mấy họ cũng được điểm cao chót vót, rồi có những đứa toàn chơi game vẫn điểm cao hơn mình", du học sinh này nói.
Chưa hết, nam TikToker này còn cho rằng trong một môi trường mà ai cũng giỏi, nếu bạn có tâm lý yếu sẽ hay so sánh bản thân với những người xung quanh, mà càng so sánh thì bạn càng sợ, càng dễ mắc các chứng bệnh về tâm lý. Bởi lẽ, bạn thấy dù mình có cố gắng bao nhiêu thì cũng không thông minh, giỏi giang bằng đối phương được:
"Những người kém hơn bạn thì bạn không được tiếp xúc, bạn chẳng thấy ở đâu ra. Họ ở trường khác, họ ở tỉnh khác thế nên bạn cũng chẳng so sánh được. Thế nên, bạn sẽ có xu hướng so sánh với những người ở gần hơn.
Mình không nói những người tâm lý vững. Những người có tâm lý vững kể cả xung quanh họ có bao nhiêu người giỏi thì họ vẫn có khả năng để họ kiểm soát được cái sự so sánh của họ. Họ sẽ kệ được cái điều đó và tập trung vào bản thân mình".
Cuối cùng, du học sinh này đưa ra giải pháp đó chính là nên chọn học ở những trường "gần top" như trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Quốc gia... bởi như thế "hạnh phúc hơn gấp 10 lần học Y hay Ngoại thương luôn".
Ngay sau khi quan điểm này được chia sẻ, rất nhiều netizen đã đưa ra quan điểm trái chiều.
Học ở đâu chẳng áp lực, quan trọng là phải nỗ lực vượt qua chính mình
Phân nửa cho rằng quan điểm của nam sinh này là quá phiến diện, tất cả chỉ là "mình nghĩ thế", "bạn mình kể lại như thế" chứ không đến từ bất cứ nghiên cứu nào. Học tập ở đâu cũng áp lực cả, quan trọng là bạn phải cố gắng để hoàn thiện mình hơn mỗi ngày. Ngoài ra, việc nam sinh này chia ra thành "trường top", "trường gần top" rồi khuyên mọi người nên học trường này, ngành này chứ đừng theo học trường kia, ngành kia vô hình chung sẽ nổ ra "cuộc chiến" giữa sinh viên các trường.
- Bằng chứng đâu bạn cho rằng sinh viên NEU là "gần top", FTU là "trường top" rồi khuyên mọi người làm theo ý kiến của mình vậy?
- Ví dụ bạn đưa ra mình chẳng thấy thuyết phục vì một cái ở nước ngoài, còn một cái ở Việt Nam. Khi nào chính các bạn học sinh "trường top" kêu ca là mệt mỏi, áp lực thì lúc đấy hẳng lên tiếng, nhất là khi bạn chưa từng theo học tại FTU hay các trường Y Dược.
- Thà học trong một môi trường toàn người giỏi còn hơn học tại một nơi mình là giỏi nhất, như thế sẽ hạn chế góc nhìn của chính bản thân chúng ta, chẳng khác gì "ếch ngồi đáy giếng".
- Nói thế chẳng khác nào bạn bảo, sinh viên ở các trường "gần top", "không top" sẽ không bị trầm cảm, sẽ thật hạnh phúc. Học ở đâu cũngáp lực, làm sao có thể quy chụp như vậy được.
- Quan điểm mang tính cá nhân quá cao, phiến diện. Mình nghĩ trước khi đưa ra lời khuyên gì cho người khác, cần phải tìm hiểu kỹ, hoặc ít nhất bạn phải là người trải nghiệm trong môi trường đó và từng trải qua cảm giác đó để rồi kể lại trải nghiệm của mình như một "nhân chứng sống".
- Chính việc học trường top khiến mình ngày càng trở nên tốt hơn, chính việc học cùng với những người giỏi đã giúp mình hiểu rằng bản thân quá nhỏ bé trong xã hội này và nhiệm vụ của mình là học tập và hoàn thiện bản thân hơn mỗi ngày.
Học ở trường top dễ khiến mọi người rơi vào trạng thái "kiệt sức"
Ở một diễn biến khác, vẫn có những cá nhân đồng tình phần nào với quan điểm của TikToker này bởi có một sự thật rõ ràng là theo học ở các trường top, các bạn phải cố gắng hơn gấp nhiều lần để không bị tụt lại phía sau. Chính điều đó khiến chúng ta không ngừng so sánh bản thân với bạn bè đồng trang lứa, rồi bị peer pressure khi mình chẳng có gì còn mọi người có tất cả.
- Nghe thì có vẻ hơi nặng nề nhưng mình thấy quan điểm của bạn đúng.
- Mình học ở Bách Khoa cũng vậy. Thật sự mình phải chật vật lắm để có thể ra trường, cố gắng thế nào cũng không thể bằng được bạn bè, nhiều lúc cảm thấy tự tin vô cùng.
- Vào mùa ôn thi, không ít lần mình vừa học vừa khóc vì áp lực quá, học mãi không hiểu.
- Mình học cấp 3 ở tỉnh lẻ, may mắn đỗ vào ngành Ngôn ngữ Pháp ở một trường đại học top chuyên đào tạo về ngôn ngữ. Mình vào trường với trình tiếng Pháp bằng không, trong khi đó các bạn đã có thể nói tiếng Pháp như gió luôn rồi. Lúc ấy bất lực thật sự.
- Mình học công nghệ thông tin ở trường top đây. Vào trường toàn học với các bạn có giải quốc gia, quốc tế... Trong lúc mình đang loay hoay với Toán cao cấp thì những kiến thức đó các bạn ý đã được học hết hồi cấp 3 rồi. Cố lắm cũng không thể bằng được, nên áp lực cũng là điều khó tránh khỏi.
Còn bạn, bạn nghĩ sao về quan điểm này?
Phụ nữ mới