Trường đại học mới nhận danh xưng "nôi đào tạo Hoa hậu Á hậu quốc dân", nổi tiếng với cơ sở vật chất xịn xò: Không phải là FTU
Trong thời gian gần đây, bên cạnh Đại học Ngoại thương (FTU), còn có một ngôi trường đình đám khác cũng nổi lên với danh xưng "nôi đào tạo Hoa hậu Á hậu quốc dân", với rất nhiều gương mặt đang “làm mưa làm gió” tại các cuộc thi nhan sắc lớn.
- 26-12-2022Có một nhóm phụ nữ trẻ giờ chỉ thích tìm "bạn hôn", chứ không muốn tìm bạn trai
- 24-12-2022Thiên tài ngạo mạn nhất Trung Quốc từng khiến Microsoft "ghét cay ghét đắng", phải cấm cửa toàn cầu giờ ra sao?
- 22-12-2022Bé gái đầu tiên được triệu phú Angelina Jolie nhận nuôi 17 năm trước giờ ra sao?
- 22-12-2022Một thị trấn ở Trung Quốc dùng loại "sâu đặc biệt" để hái ra tiền
Ngôi trường được nhắc tới ở đây chính là Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) với nhiều gương mặt đình đám, mới đây nhất là Á hậu 1 Hoa hậu Việt Nam 2022 Trịnh Thùy Linh, trước đó là những lần đăng quang của Á hậu Phương Nga tại Hoa hậu Việt Nam 2018 và Hoa hậu Đỗ Thị Hà tại Hoa hậu Việt Nam 2020.
Trịnh Thùy Linh sinh năm 2002, đang là sinh viên năm 3 ngành Kinh doanh và Marketing của trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Á hậu Thuỳ Linh đang học tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân. (Ảnh: FBNV)
Nhiều sinh viên đến từ NEU đều chia sẻ rằng, khi bước chân vào cánh cửa đại học này, “cứ đi 3 bước lại gặp một nữ sinh xinh xắn, đáng yêu”. Nhiều cô gái ngoài gương mặt nổi bật còn có chiều cao ấn tượng, học vấn đỉnh.
Bởi vậy, mọi người đều hy vọng rằng sẽ có thêm thật nhiều nữ sinh từ ngôi trường này tham gia các cuộc thi nhan sắc và đạt được thành tích ấn tượng.
Á hậu Phương Nga tốt nghiệp loại giỏi Đại học Kinh tế quốc dân. Ảnh: SV
Lọt top các trường đại học đình đám về chuyên ngành kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân đã từng bước khẳng định thương hiệu của mình thông qua chất lượng giảng dạy uy tín cùng cơ sở vật chất hiện đại, đáng ngưỡng mộ, giờ đây lại vang danh là "cái nôi" của Hoa hậu, Á hậu Việt.
Hoa hậu Việt Nam 2020 Đỗ Thị Hà trong lần trở lại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đầu tiên sau khi đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2020. Ảnh: NEU
Nổi tiếng với cơ sở vật chất “cực xịn”
Đại học Kinh tế Quốc dân sở hữu cơ sở vật chất rất khang trang và hiện đại. Tòa nhà Thế Kỷ - Giảng đường A2 của NEU với diện tích 96.000m2, được thiết kế dạng cầu thang xoắn ốc và kiến trúc Pháp hiện đại theo tông màu trắng đỏ chủ đạo. Đây là địa điểm sống ảo nổi tiếng và yêu thích của rất nhiều thế hệ sinh viên.
Tòa giảng đường này mất tới 13 năm xây dựng và hoàn thiện. Sau khi đưa vào sử dụng, đây chính là một tổ hợp công trình vô cùng hoành tráng với những khu giảng đường lớn, thư viện cũng như khối nhà hành chính; tổng số lên tới 147 phòng chức năng, 6 phòng hội thảo, 96 phòng làm việc và 17 thang máy.
Một góc của Tòa nhà Thế Kỷ - Giảng đường A2 tại Đại học Kinh tế Quốc dân.
Hệ thống hành lang tròn hay phức hợp cầu thang "tuy 2 mà 1", kết hợp với giếng trời khổng lồ chính giữa tòa nhà. Cách hai màu đỏ trắng đan cài vào nhau cũng khiến toàn bộ công trình trở nên vừa độc đáo vừa ấn tượng.
Ngoài ra, mỗi phòng học đều trang bị đầy đủ máy tính, máy chiếu, âm thanh chất lượng và điều hòa mát mẻ. Wifi luôn luôn được phủ kín trong và ngoài tòa nhà giúp phục vụ công tác giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên đạt hiệu quả tốt nhất.
Thêm vào đó, thư viện Phạm Văn Đồng của trường cung cấp cho sinh viên vô vàn đầu sách hay thuộc nhiều lĩnh vực để sinh viên có thể tự do tham khảo học tập. Những bạn đam mê check-in cũng bị mê tít bởi không gian sang chảnh và siêu hiện đại của thư viện trường.
Bên trong thư viện Phạm Văn Đồng. Ảnh: NEU
Học phí và đào tạo tại Đại học Kinh tế Quốc dân
Học phí hệ chính quy chương trình chuẩn năm học 2021-2022 theo ngành học từ 15 đến 20 triệu đồng, tăng khoảng một triệu so với năm trước đó. Học phí với các chương trình đặc thù từ 40 đến 60 triệu đồng. Trường tăng học phí không quá 10% hàng năm và không quá trần theo Nghị định 86/2015.
NEU đào tạo rất nhiều ngành, điển hình như: Kinh tế Quốc tế, Kế toán, Marketing, Thương mại điện tử, Kinh doanh thương mại, Quản trị kinh doanh, Tài chính – Ngân hàng, Quản trị nhân lực, Luật, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Công nghệ thông tin, Quản trị khách sạn, Ngôn ngữ Anh, Quan hệ công chúng....
Sau khi tốt nghiệp NEU, tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm luôn nằm ở mức cao. Trong 1 buổi tổ chức tư vấn trực tuyến tuyển sinh của ĐH Kinh tế Quốc dân vào năm 2019, TS Lê Việt Thủy - Phó Trưởng phòng Quản lý Đào tạo, cho biết: Tỷ lệ này ở ĐH Kinh tế Quốc dân là 95%, đặc biệt, mức lương trung bình của sinh viên ĐH Kinh tế Quốc dân sau khi ra trường là 9-10 triệu đồng/tháng.
Với phương thức đào tạo hướng tới diện rộng, sinh viên sau khi ra trường vẫn có thể làm các ngành khác với ngành đã được đào tạo, chẳng hạn như làm quản trị kinh doanh có thể ra làm ngân hàng.
Sinh viên năng động và sáng tạo
Đại học Kinh tế Quốc dân có rất nhiều câu lạc bộ được thành lập và hoạt động năng nổ để kết nối sinh viên, tham gia các hoạt động bổ ích và chia sẻ kinh nghiệm học tập như CLB Tiếng Anh Kinh Tế (EEC), CLB Du lịch, Hội sinh viên tình nguyện, CLB Nhà Kinh Tế Trẻ (YEC),...
NEU cũng nằm trong khối liên minh Bách - Kinh - Xây và cũng là trường có nhiều nữ sinh nhất trong 3 trường nên sự liên kết, giao lưu giữa các trường cũng rất đặc biệt.
Nhờ những điều này, sinh viên của Đại học Kinh tế Quốc dân thường có sự năng động và sáng tạo, có nhiều cơ hội để rèn luyện, xây dựng các kỹ năng mềm quan trọng cho tương lai sau này.
(Tổng hợp)
Thể thao & Văn hóa
- Đây là trường được ưu tiên tuyển dụng nhất trong nhóm ĐHQG TP.HCM: Điểm chuẩn cao nhưng học xong kiểu gì cũng có việc làm!
- Một trường đại học rộng 26ha, bị xếp vào hàng "nhỏ nhất trong số các đại học" nhưng vẫn khiến sinh viên mới lạc đường
- Đây là CLB vui nhất trường Ams: Được tham gia môn thể thao xịn như học sinh Mỹ, còn từng lên hẳn VTV!
- Gia đình trí thức đặc biệt có tới 6 thế hệ tài hoa đầy mình: Cụ tổ từng làm quan to, con cháu đều là giáo sư - tiến sĩ, kỹ sư nổi tiếng, cống hiến trọn đời cho giáo dục nước nhà
- Ngôi trường Quán quân Olympia theo học: Lọt top tốt nhất cả nước, nhìn danh sách cựu học sinh mà choáng!